Nacurgo https://nacurgo.com Màng sinh học phục hồi tổn thương da khó lành Wed, 14 Jun 2023 08:08:03 +0000 vi hourly 1 HDSD Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường https://nacurgo.com/hdsd-nacurgo-cho-benh-nhan-loet-da-tieu-duong-3/ https://nacurgo.com/hdsd-nacurgo-cho-benh-nhan-loet-da-tieu-duong-3/#respond Fri, 07 Apr 2023 04:11:00 +0000 https://nacurgo.com/hdsd-nacurgo-cho-benh-nhan-loet-da-tieu-duong-3/ Bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh của thế kỷ 21 với nhiều biến chứng nguy hiểm. 25% bệnh nhân đã bị loét da và 60% có nguy cơ loét do bị biến chứng thần kinh, và các tổn thương này thường rất khó lành. Trong bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách sử dụng bộ sản phẩm Nacurgo giúp làm lành vết loét da do biến chứng tiểu đường:

Bước 1: đánh giá tình trạng vết loét

Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần. Sau đây là phân loại vết loét da theo thang phân loại của Wagner

Phân loại của Wagner

  • Độ 0: Chưa có loét chân, nhưng có các yếu tố nguy cơ. Độ này không loại trừ những bàn chân có loét từ trước đã lành hoặc có bệnh lý thần kinh kèm theo những biến dạng có thể gây ra loét mới.
  • Độ 1: Loét nông, không ảnh hưởng tới mô dưới da.
  • Độ 2: Loét sâu, có thể lộ gân hoặc cơ nhưng chưa đến xương
  • Độ 3: Tổn thương sâu lộ gân, cơ, có thể lộ xương hoặc viêm xương, có ổ áp xe
  • Độ 4: Một phần bàn chân bị hoại tử
  • Độ 5: Toàn bộ bàn chân bị hoại tử

Bước 2: Chăm sóc và xử lý vết loét da tiểu đường

Trước tiên, bạn phải rửa sạch vết loét, loại bỏ phần hoại tử, tế bào chết, mủ và bụi bẩn bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn (chai xanh) sau đó dùng gạc sạch thấm khô. Nếu vết loét có nhiều mủ, có thể rửa nhiều lần để tăng hiệu quả làm sạch mủ. Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố ” NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.

Tiếp đó, bạn xịt Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) lên sao cho dung dịch bao phủ toàn bộ vết loét. Sau 2-3 phút dung dịch Nacurgo khô đi tạo thành lớp màng mỏng màu vàng bảo vệ vết loét, kích thích tái tạo tế bào và mô mới. Bạn nên tránh để vết loét thông thoáng, tránh tỳ đè khoảng 20 – 30 phút sau khi sử dụng Nacurgo.

Sau 4 – 5 tiếng, bạn dùng gạc sạch thấm khô nếu vết loét có dịch rồi xịt lại một lớp Nacurgo mới.

Trong trường hợp sau khi dùng Nacurgo và phải di chuyển, bạn có thể băng vết thương với một lớp gạc vô trùng mỏng.

Lưu ý:

  • Làm sạch hoặc cắt bỏ phần hoại tử là yêu cầu đầu tiên để chữa hoàn toàn vết loét. Nếu phần hoại tử không được loại bỏ thì Nacurgo không thể thấm được vào bên trong để phát huy tác dụng. Đồng thời, vi khuẩn và các chất độc trong phần hoại tử chính là yếu tố thúc đẩy vết loét ngày càng ăn sâu. Việc cắt bỏ phần hoại tử lần đầu nên có sự hỗ trợ và hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Đường huyết cao làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở quá trình làm lành vết thương. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát đường huyết tốt và theo dõi chặt chẽ tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể liên hệ với nhân viên y tế để được can thiệp bằng kháng sinh phù hợp.
  • Điều trị vết loét cần phải kiên trì không bỏ dở giữa chừng. Cấp độ càng cao, thời gian điều trị càng dài. Với cấp độ 5, khả năng lành hoàn toàn rất thấp, vì thế cần chú ý xử lý với Nacurgo để phần hoại tử ngừng lan rộng và sâu hơn nữa.
  • 25 % bệnh nhân tiểu đường có biến chứng loét bàn chân, loét da. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như: kiểm tra và vệ sinh nhẹ nhàng bàn chân hàng ngày (nếu có vết thương, xử lý ngay bằng Nacurgo); đi giầy, tất mềm, phù hợp với bàn chân, không đi chân trần, tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân; không bắt chéo chân trong thời gian dài, kê cao chân khi ngồi…

Thông tin chi tiết xem tại: www.nacurgo.com.

Tư vấn trực tiếp về lở loét bàn chân do tiểu đường và các vết loét da khác liên hệ tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).

Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY

Hướng dẫn chăm sóc vết loét lành nhanh với Nacurgo

 

Bước 1: Sử dụng Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai rửa Nacurgo xanh), có thể kết hợp gạc/ khăn sạch để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, chất nhầy và phần da hoại tử trên vết loét. Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.

Bước 2: Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai xịt Nacurgo vàng). Bạn chỉ cần xịt Nacurgo bao phủ toàn bộ bề mặt vết loét, sau 1-2 phút dung dịch khô đi tạo thành lớp màng bảo vệ vết loét khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, kích thích tái tạo mao mạch và tế bào da mới giúp vết loét nhanh lành. Màng sinh học tự phân hủy nên cần xịt lại 4-5 giờ/ lần.

]]>
https://nacurgo.com/hdsd-nacurgo-cho-benh-nhan-loet-da-tieu-duong-3/feed/ 0
4 dấu hiệu cảnh báo loét da do tiểu đường https://nacurgo.com/4-dau-hieu-canh-bao-loet-da-do-tieu-duong-2/ https://nacurgo.com/4-dau-hieu-canh-bao-loet-da-do-tieu-duong-2/#respond Fri, 31 Mar 2023 04:10:37 +0000 https://nacurgo.com/4-dau-hieu-canh-bao-loet-da-do-tieu-duong-2/ Bệnh tiểu đường đang trở thành căn bệnh của thế kỉ 21 với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Đây là một căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng hậu quả nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng không thể nào không nói đến đó là loét bàn chân, nó có thể khiến bệnh nhân bị cắt cụt chân, nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Bạn cần hiểu rõ về biến chứng này và phòng tránh ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.

Bàn chân người bệnh tiểu đường

Các biểu hiện ban đầu của loét bàn chân

  • Giảm cảm giác ở bàn chân, nặng hơn là mất cảm giác, các ngón chân bị co quặp, bàn chân biến dạng dẫn đến thay đổi tư thế bàn chân nên không khớp với giày dép thông thường.
  • Xuất hiện các cục chai cứng ở gót bàn chân, gần ngón út hoặc ngón cái.
  • Da bàn chân tại nơi chịu nhiều sức ép ngày càng dầy lên, tạo nên những bọng nước và khi các bọng nước này vỡ ra sẽ gây loét lòng bàn chân đồng thời dễ bị viêm và nhiễm trùng.
  • Bàn chân có thể bị sưng phù.

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên, bệnh nhân nên chú ý, tránh để trầy xước, chấn thương dẫn đến nhiễm trùng. Phải bảo vệ vết loét ngay khi nó mới bắt đầu xuất hiện để tránh tổn thương càng ngày càng nặng hơn, hoại tử và nhiễm trùng có thể dẫn tới tử vong.

Công nghệ màng sinh học bảo vệ vết loét ngay từ dấu hiệu ban đầu

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại vật liệu sinh học tương thích với da, máu, xương khớp và có khả năng tự phân hủy sinh học:

Màng sinh học Polyesteramide

Màng sinh học Polyesteramide – được ví như một màng da nhân tạo. Màng sinh học Polyesteramide là một trong những phát minh quan trọng của thế kỉ 21 trong phòng ngừa và điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Khi các dấu hiệu cảnh báo loét da mới xuất hiện, lớp màng sinh học giúp bảo vệ, ngăn chặn vết loét hình thành.

Ở giai đoạn vết loét đã xuất hiện, màng Polyesteramide giúp tránh nhiễm khuẩn, ngăn thấm nước, tổn thương được thông thoáng, tăng lượng máu tới nuôi dưỡng mô và tế bào, giúp vết loét mau lành hơn 3-5 lần so với việc sử dụng băng gạc thông thường.

Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét

Nacurgo

Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương

Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.

Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂYĐể được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).

]]>
https://nacurgo.com/4-dau-hieu-canh-bao-loet-da-do-tieu-duong-2/feed/ 0
Các cấp độ loét da do biến chứng đái tháo đường https://nacurgo.com/cac-cap-do-loet-da-do-bien-chung-dai-thao-duong/ https://nacurgo.com/cac-cap-do-loet-da-do-bien-chung-dai-thao-duong/#respond Thu, 30 Mar 2023 04:10:36 +0000 https://nacurgo.com/cac-cap-do-loet-da-do-bien-chung-dai-thao-duong/ Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là một biến chứng mãn tính rất nguy hiểm. Ban đầu, bệnh nhân chỉ gặp phải những vết thương nhẹ ở bàn chân, vết thương khó lành, sau đó nhiễm trùng trở thành loét, vết loét không được xử đúng cách sẽ dẫn đến hoại tử, nguy cơ tử vong rất cao, khi đấy chỉ còn cách cắt gọt bàn chân để bảo đảm tính mạng của bệnh nhân.

Theo thống kê của tổ chức thế giới WHO, trên thế giới cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân bị cắt cụt chi do biến chứng đái tháo đường.

Bạn cần phải hiểu rõ về các cấp độ của vết loét và xử lý vết loét đúng cách để tránh được hậu quả nguy hiểm do biến chứng này gây ra. Khi đánh giá đúng mức độ tổn thương sẽ góp phần định hướng chăm sóc điều trị thích hợp.

Theo phân loại của Wagner, loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường được chia thành 5 độ:

  • Ðộ 1: vết loét nông ở bề mặt, một phần hoặc toàn bộ bề dày da.
  • Ðộ 2: vết loét lan rộng tới cơ, dây chằng và gân nhưng chưa có áp-xe hoặc viêm xương.
  • Ðộ 3: Loét sâu và xuất hiện áp-xe, viêm xương hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Ðộ 4: Hoại tử một phần tư bàn chân.
  • Ðộ 5: Hoại tử lan rộng toàn bộ bàn chân, có thể bị cắt cụt chân

Phải xử lý vết loét ở mỗi cấp độ như thế nào?

Với cấp độ1: vết loét bắt đầu xuất hiện ở da nhưngchưa tổn thương vào bên trong. Nếu bạn chăm sóc vết loét ngay ở cấp độ này với Màng sinh học Polyesteramide thì vết loét sẽ nhanh chóng được làm lành, tránh nhiễm trùng và loét sâu hơn. Khi không xử lý tốt vết loét ngay từ cấp độ nhẹ nhất, theo thời gian, mức độ tổn thương tăng lên đồng nghĩa với độ theo phân loại cũng sẽ tăng lên.

Với cấp độ 2: Khi mà tổn thương đã lan đến cơ thì việc làm lành vết loét đã khó hơn rất nhiều. Băng vết thương dạng xịt Nacurgo sẽ giúpvết loét sẽ khô và tránh được hiện tượng nhiễm trùng, vết thương được thông thoáng, máu sẽ dễ dàng được vận chuyể tới nuôi dưỡng mô và cơ. Sử dụng Nacurgo kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp, vết loét vẫn có thể lành được.

Khi vết loét đã ở cấp độ 3 trở đi, việc làm lành vết loét là rất khó khăn. Lúc này, lượng máu tới nuôi mô và các cơ quan tổn thương rất thấp, sự phát triển mô không thể bù đắp được lượng tế bào tổn thương tiếp theo. Mục tiêu tại cấp độ loét này là cố gắng chăm sóc, bảo vệ thương tổn để tránh nhiễm trùng nặng hơn và hoại tử. Bạn hãy duy trì sử dụng màng sinh học Polyesteramide để bảo vệ bàn chân của bạn, không để tình trạng nặng thêm dẫn đến khoét gọt phần hoại tử hay cắt cụt chi.

Khi đã xuất hiện hoại tử (độ 4 và độ 5) bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ, có thể sẽ phải can thiệp ngoại khoa bằng cách cắt gọt một phần vết loét nhưng hãy nhớ vẫn chăm sóc bằng băng vết thương dạng xịt Nacurgo sau khi tiểu phẫu để tránh việc cắt cụt chi dẫn đề tàn phế, hoặc nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong.

Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (trong giờ hành chính) hoặc 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính)

Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY

]]>
https://nacurgo.com/cac-cap-do-loet-da-do-bien-chung-dai-thao-duong/feed/ 0
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường https://nacurgo.com/cac-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-dai-thao-duong-2/ https://nacurgo.com/cac-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-dai-thao-duong-2/#respond Fri, 24 Mar 2023 04:10:25 +0000 https://nacurgo.com/cac-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-dai-thao-duong-2/ Bệnh đái tháo đường được xem là một chứng bệnh cực kì nguy hiểm, nó diễn biến âm thầm, bền bỉ. Cũng như ung thư và HIV, bệnh đái tháo đường đều đem lại hậu quả cực kì nguy hiểm. Khi bệnh biểu hiện ra bên ngoài thì đã quá nặng, điều trị rất khó khăn, đặc biệt đáng sợ nhất là các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường là 1 chứng bệnh nguy hiểm

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường:

1. Tổn thương thần kinh

Đây là biến chứng xảy ra với tỷ lệ rất cao. Bàn chân bệnh nhân giảm cảm giác nhiệt và cảm giác đau, chân tê bì hoặc cảm giác kim châm. Y học gọi đó là hiện tượng “mất cảm giác bảo vệ”. Bạn có thể giẫm lên một cái đinh hay một viên sỏi, hoặc bị trầy xước bàn chân mà vẫn đi cả ngày không hề hay biết, chỉ khi chân sưng to lên hoặc nhiễm trùng nặng bạn mới phát hiện ra và việc điều trị lúc đó là cực kỳ khó khăn. Điều này khiến bàn chân dễ bị tổn thương, lở loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.

2. Tổn thương thận

Hàm lượng đường trong máu cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến việc làm giảm chức năng lọc cầu thận và các chức năng khác của thận.

3. Tổn thương mắt

Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Ngoài ra bệnh đái tháo đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.

4. Bệnh lý tim và mạch máu ngoại vi

Biến chứng tim mạch thường gặp bao gồm: cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.

65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu. Bệnh lý này khiến cho lượng máu tới nuôi các mô ở vị trí ngoại vi khiến cho tổn thương ở vị trí bàn chân khó lành, dễ nhiễm trùng dẫn đến loét và hoại tử. Bệnh nhân có thể bị cắt cụt chân gây tàn phế cả đời.

5. Nhiễm trùng

Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận… Đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn.

Tổn thương thần kinh kết hợp với bệnh lý mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng là 3 biến chứng hàng đầu gây nên hiện tượng cắt cụt chi ở bệnh nhân Đái tháo đường, và nguy hiểm hơn nữa có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Biến chứng này chúng ta có thể ngăn chặn được bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết của máu và chăm sóc tốt bàn chân để tránh được những hậu quả đáng tiếc đã kể trên.

Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.

Để được tư vấn thêm thông tin, liên hệ tổng đài 18006626 (miễn cước cuộc gọi trong giờ hành chính), 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính)

Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY

]]>
https://nacurgo.com/cac-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-dai-thao-duong-2/feed/ 0
Màng sinh học Polyesteramide-Thành tựu y học trong điều trị loét da https://nacurgo.com/mang-sinh-hoc-polyesteramide-thanh-tuu-y-hoc-trong-dieu-tri-loet-da-2/ https://nacurgo.com/mang-sinh-hoc-polyesteramide-thanh-tuu-y-hoc-trong-dieu-tri-loet-da-2/#respond Wed, 22 Mar 2023 04:10:21 +0000 https://nacurgo.com/mang-sinh-hoc-polyesteramide-thanh-tuu-y-hoc-trong-dieu-tri-loet-da-2/ Bệnh lý bàn chân một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường. Với 1 vết thương nhỏ ở bàn chân cũng có thể gây loét, ổ loét rất khó lành, tổn thương nặng hơn có thể dẫn tới cắt cụt chi. Tỷ lệ cắt cụt chân của bệnh nhân bị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường ở Việt Nam cũng rất cao, với sắp xỉ 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân do đái tháo đường.

Loet_ban_chan_tieu_duong

Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Lý do là do tại Việt Nam chưa có biện pháp xử lý tốt vết loét khi mới hình thành, cộng thêm tâm lý chủ quan của bệnh nhân và người nhà, vết loét không được điều trị sớm hoặc điều trị không có hiệu quả. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra màng sinh học Polyesteramide điều trị vết loét da tiểu đường, đem lại niềm hy vọng cho bệnh nhân và người nhà.

1. Polyesteramide là gì?

Polyesteramide là màng polymer sinh học có khả năng tự phân hủy, có tính tương thích cao với da người, với tế bào, với máu và mô, với xương khớp và có khả năng chống viêm.

Polyesteramide được tổng hợp từ các acid amin giống cơ thể người. Với cấu trúc bao gồm 3 nhóm chức hóa học không độc và an toàn cho cơ thể: amino acids, diols, và diacids, 2 loại liên kết ester (có khả năng phân hủy sinh học) và nhóm amide (bền với nhiệt và cơ học).

Polyesteramide là loại vật liệu mới thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế cao, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đặc biệt trong lĩnh vực y học. Một trong những ứng dụng cực kì quan trọng của màng Polyesteramide là điều trị vết loét da cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Vai trò của màng sinh học Polyesteramide trong điều trị loét bàn chân do đái tháo đường

Trước đây, khi xử lý vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường, mọi người thường sử dụng các dung dịch sát khuẩn và sử dụng bông băng đè lên vết loét. Điều này sẽ gây chèn ép mạch máu tới nuôi dưỡng mô và tế bào khiến vết loét khó lành. Khi thay băng thường thường xuyên, nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao, cấp độ loét ở da sẽ ngày càng tăng lên.

Màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide

Sự ra đời của màng Polyesteramide đem lại niềm hy vọng của bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường và người nhà với nhiều ưu việt:

  • Polyesteramide tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để hình thành mao mạch, phục hồi và tái tạo da một cách tự nhiên.Không còn chịu cảm giác bức bí khi sử dụng băng gạt thông thường.
  • Polyestermaide được xem như là một rào cản vật lý ngăn chặn quá trình nhiễm trùng và thấm nước, làm mất hơi nước tại ổ loét, giúp ổ loét mau khô, nhanh lành hơn.
  • Polyesteramide được chứng minh làm lành nhanh vết loét từ 3 đến 5 lần.
  • Polyesteramide là màng sinh học tự phân hủy (sau 1-2 ngày), không cần phải thay băng thường xuyên, chỉ cần xịt lần tiếp theo sau 5-7 tiếng.
  • Polyesteramide là một màng phân phối thuốc hữu hiệu, giúp lưu trữ và giải phóng dần hoạt chất qua da. Thường được kết hợp với kháng sinh và một số loại thuốc mỡ theo đơn kê của bác sĩ để điều trị vết loét.

Chú ý:

Màng Polyesteramide hiệu quả trong việc làm lành các vết loét ở cấp độ 1 và 2, ngăn ngừa tăng cấp độ tổn thương da. Ở cấp độ 3 trở đi, khi vết loét đã quá sâu hoặc bệnh nhân đã phải thực hiện biện pháp can thiệp ngoại khoa thì màng Polyesteramide lại có vai trò bảo vệ vùng tổn thương, tránh hiện tượng nhiễm trùng, hoại tử nặng hơn hoặc phải cắt cụt chi gây tàn phế.

Màng sinh học Polyesteramide

Năm 2014, màng sinh học Polyesteramide đã được đưa về Việt Nam trong sản phẩm Nacurgo – đem lại niềm hy vọng mới cho bệnh nhân loét da do tiểu đường

Sản phẩm Nacurgo

Với thành phần chính là màng sinh học Polyesteramide, kết hợp cùng tinh nghệ siêu phân tử (Nano Curcumin) và tinh chất trà xanh nhanh chóng bao phủ vết loét, ngăn nhiễm khuẩn, ngăn thấm nước và giúp tổn thương nhanh hồi phục.

Đây được xem là sản phẩm xịt tiên tiến, đầu tiên hiệu quả làm lành vết loét cho bệnh nhân tiểu đường.

Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da do tiểu đường TẠI ĐÂY

Tư vấn trực tiếp về lở loét bàn chân do tiểu đường và sản phẩm Nacurgo liên hệ tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY

 

]]>
https://nacurgo.com/mang-sinh-hoc-polyesteramide-thanh-tuu-y-hoc-trong-dieu-tri-loet-da-2/feed/ 0
Lành nhanh vết lở loét bàn chân do tiểu đường? https://nacurgo.com/lanh-nhanh-vet-lo-loet-ban-chan-do-tieu-duong-2/ https://nacurgo.com/lanh-nhanh-vet-lo-loet-ban-chan-do-tieu-duong-2/#respond Fri, 11 Mar 2022 03:58:13 +0000 https://nacurgo.com/lanh-nhanh-vet-lo-loet-ban-chan-do-tieu-duong-2/ Vết lở loét bàn chân do tiểu đường là biến chứng thần kinh đáng sợ. Hầu hết vấn đề này chưa được bác sĩ lẫn bệnh nhân quan tâm nhưng hậu quả của nó thì rất nặng nề, bệnh nhân có thể phải cắt cụt chân gây tàn phế.

Theo thống kê có khoảng 5-7% số bệnh nhân tiểu đường có biến chứng loét bàn chân và trên thế giới cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân tiểu đường bị cắt cụt chân. Nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì có thể ngăn ngừa được các trường hợp cắt cụt chân.

1. Nguyên nhân lở loét bàn chân do tiểu đường?

Bệnh nhân đái tháo đường thường bị viêm đa dây thần kinh lan tỏa đến các chi và đặc biệt ở chân với các biểu hiện: chân tay tê rần, đôi khi có cảm giác quá nóng hoặc quá lạnh, cảm giác như bị kim chích…, lâu dài sẽ mất cảm giác đau, cảm giác nhiệt. Vì thế vết loét thường xuất hiện ở mu bàn chân, ngón cái và hay xảy ra ở những người đi giày dép chật.

Bàn chân bị lở loét do biến chứng đái tháo đường

Các vết lở loét bàn chân do tiểu đường thường bắt đầu là những vết xước hoặc phồng da nhỏ nhưng do điều trị không đúng cách nên bị nhiễm trùng, sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng và lan ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt gọt đều không có kết quả.

Ngoài ra ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng máu vận chuyển đến để nuôi dưỡng các mô ở bàn chân rất thấp làm giảm khả năng tái tạo mô, vết loét lâu lành hơn.

Việc sử dụng băng gạc cho vết loét không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến vết loét bị bí, khó lành. Băng vết thương có thể khiến tuần hoàn tại vết lở loét kém đi, việc thay băng thường khiến vết loét thêm tổn thương. Đây là lý do tại sao màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide được xem là phát minh quan trọng của y học trong xử lý vết loét bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường.

2. Xử lý đúng cách vết lở loét bàn chân do tiểu đường với màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide

Biến chứng loét bàn chân gây ra hậu quả nghiêm trọng đã kể trên. Mặc dù cố gắng hết sức thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng tránh thì vết loét vẫn xảy ra ở một vài điểm trên bàn chân. Chăm sóc vết loét là một việc vô cùng khó khăn, vết loét rất dễ nhiễm trùng trở lại và tổn thương sẽ sâu hơn. Lời khuyên dành cho bệnh nhân là:


Chăm sóc vết lở loét bàn chân do tiểu đường

  • Để cao chân: nó sẽ làm giảm áp lực lên vết loét, vết loét bàn chân do tiểu đường càng thông thoáng thì vết thương càng nhanh lành. Đôi khi để bàn chân lên một kệ cao để giảm áp lực trên chân.
  • Chăm sóc vết thương: rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mô và tế bào đã chết. Xung quanh vết loét cũng cần phải giữ sạch.
  • Dùng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide giúp ngăn thấm nước, ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tái tạo mô tại vết loét da giúp cho vết loét thông thoáng và mau lành.
  • Sử dụng một số loại thuốc bôi vết thương có chứa thành phần kháng sinh (khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm trùng): để ngăn ngừa sự lây nhiễm, kháng sinh thường được sử dụng 4-6 tuần.
  • Ổ loét bị nhiễm trùng có thể gây tăng đường huyết. Đường huyết cao lại làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở quá trình làm lành vết thương. Vì vậy cần kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng và uống thuốc điều trị đái tháo đường sẽ giúp chống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. Có thể tiêm Insulin khi cần thiết để đạt được sự tối ưu trong việc kiểm soát đường huyết của bênh nhân.

3. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét

Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương

Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).

]]>
https://nacurgo.com/lanh-nhanh-vet-lo-loet-ban-chan-do-tieu-duong-2/feed/ 0
Làm lành vết loét da cho người tiểu đường https://nacurgo.com/landing-page/ https://nacurgo.com/landing-page/#respond Thu, 10 Mar 2022 03:43:02 +0000 https://nacurgo.com/?p=63980

]]>
https://nacurgo.com/landing-page/feed/ 0
Loét da do tiểu đường: Những điều cần biết https://nacurgo.com/loet-da-do-tieu-duong-nhung-dieu-can-biet-2/ https://nacurgo.com/loet-da-do-tieu-duong-nhung-dieu-can-biet-2/#respond Thu, 27 Jan 2022 03:56:48 +0000 https://nacurgo.com/loet-da-do-tieu-duong-nhung-dieu-can-biet-2/ Tiểu đường là hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây rối loạn cơ thể nên vết thương ở những người bệnh tiểu đường thường sẽ khó lành hơn thậm chí trong một vài trường hợp gây hoại tử. Vì vậy, các vết thương của bệnh nhân tiểu đường cần được chăm sóc đặc biệt và kịp thời, tránh tình trạng vết thương sẽ lan rộng và sâu, khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.


Vết thương bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

1. Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường và sinh lý bệnh

Khi bị tiểu đường, bệnh nhân thường được các bác sỹ khuyên luôn chú ý quan sát bàn chân và vùng da dễ bị thương trên cơ thể, vì đối với bệnh nhân tiểu đường, một vết thương dù nhỏ cũng sẽ rất lâu khỏi, dễ nhiễm trùng và dẫn tới hoại tử vết thương. Vì sao lại có tình trạng này?

  • Dây thần kinh bị hủy hoại (neuropathy): : Khi bị tiểu đường, dây thần kinh sẽ bị hư hỏng, khiến bạn không cảm thấy bị đau khi đứt tay hoặc bị trầy xước, sưng rộp, cho đến khi vết thương trầm trọng thêm hoặc bị nhiễm trùng thì bạn mới nhận ra.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy giảm, một vết cắt nhỏ cũng sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng và trở nên trầm trọng hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho vết thương ở bệnh nhân tiểu đường rất khó lành.
  • Hẹp động mạch: Bệnh tiểu đường làm hẹp động mạch khiến máu khó lưu chuyển được tới vết thương. Trong khi đó, một trong những nguyên tắc làm lành vết thương chính là dòng chảy của máu được thông suốt, tuần hoàn. Vì vậy vết thương ở bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng cũng như quá trình lành vết thương lâu và khó khăn hơn.
  • Vết thương ở bệnh tiểu đường có thể diễn biến phức tạp, có thể bị nhiễm khuẩn, áp xe, viêm xương và thường phải cắt chi nếu không được điều trị kịp thời.

2. Cách chăm sóc vết thương ở bệnh nhân tiểu đường:

  • Chăm sóc vết thương ngay khi nó xuất hiện: : bởi vì một vết thương nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng nhanh chóng đối với người bị tiểu đường.
  • Làm sạch vết thương: Rửa vết thương với nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn (đừng rửa bằng xà phòng, nước oxi già, hoặc I-ốt vì chúng có thể làm vết thương trầm trọng thêm. Dùng Nacurgo – Băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học siêu thoáng để xịt lên vết thương, giúp bảo vệ vết thương, tránh nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành. Kiểm tra vết thương hằng ngày để xem có bất kì dấu hiệu của nhiễm trùng hay không để sớm giải quyết.
  • Khám bác sĩ: Nhớ đến ngay bác sĩ để kiểm tra vết thương trước khi tình trạng vết thương trầm trọng thêm.
  • Tránh tác động ngoại lực vào vết thương: Chẳng hạn nếu vết thương ở dưới lòng bàn chân, thì cố gắng không chạm vào vết thương cho đến khi lành.

3. Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường: lời khuyên và lưu ý

  • Chú ý chăm sóc bàn chân cẩn thận là điều rất cần thiết đối với những người bị bệnh tiểu đường.
  • Chuyên viên y tế cần thường xuyên kiểm tra mức độ nhạy cảm của chân (lạnh, nóng, mức độ phản ứng…). Chân không nhạy cảm là tác nhân chính góp phần vào quá trình loét.
  • Đồng thời cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bất kì dấu hiệu nào của sự nhiễm khuẩn.
  • Người bệnh cần tránh đi chân trần, vệ sinh sạch sẽ và đặc biệt cần đi giày, dép phù hợp với cỡ chân của mình.

4. Vết thương ở chân của người bị bệnh tiểu đường

Bàn chân và mắt cá chân là những nơi dễ bị tổn thương nhất đối với người bị tiểu đường, vì từ dưới đầu gối trở xuống, vết thương dễ bị sưng phồng lên thay vì lành dần, hơn nữa chân thường phải di chuyển khiến vết thương càng khó lành hơn.

Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường ở chân

Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường ở chân bởi họ có nhiều sẹo xương, da khô và dây thần kinh bị tổn thương. Những yếu tố này kết hợp lại có thể dẫn đến lở loét và gây nhiễm trùng. Cùng với việc mất cảm giác ở bàn chân, nhiều người còn có vấn đề về thị giác, vậy nên họ thường không thấy được những vết thương nhỏ cho đến khi vết thương trở nên nghiêm trọng mới phát hiện.

Những vết thương nghiêm trọng có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, phá hủy mô và xương, Nếu nghiêm trọng thì phải cắt gọt chân.

5. Cách hạn chế việc bị thương

  • Kiểm tra chân hằng ngày: Kiểm tra xem chân bạn có bị sưng rộp, vết chai, mẩn đỏ, trầy da gì không. Nếu bạn bị vấn đề về thị lực, thì hãy nhờ người khác kiểm tra chân hằng ngày trước khi quá muộn.
  • Chú ý kĩ vào da: Kiểm tra những vấn đề nhỏ nhất xuất hiện trên da của bạn, những vùng bị viêm, những vùng nang lông. Nếu thấy có gì bất thường, báo ngay cho bác sĩ để giải quyết sớm.
  • Giữ độ ẩm cho chân: Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ da chân mềm mại, mịn màng. Nhưng đừng dùng kem dưỡng da thoa vào kẽ chân vì dễ gây nấm chân.
  • Mang giày dép vừa chân: Mang giày vừa chân sẽ tránh được tình trạng phồng rộp chân.
  • Kiểm tra giày mỗi ngày: Những người bị tiểu đường thường mang giày lẫn cát sỏi mà không hề hay biết gì. Vậy nên bạn cần kiểm tra thường xuyên bên trong giày có chứa vật gì không.
  • Chọn đúng loại tất: Nên chọn mua loại tất thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh dùng tất có nhiều vết khâu. Nên mua loại tất chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường.
  • Rửa chân mỗi ngày: Sau khi rửa chân, nhớ làm khô chân, đặc biệt là ở kẽ chân.
  • Làm mềm những vết chai sạn: Sau khi tắm, bạn dùng loại đá chà chân để loại bỏ vết chai trên chân. Đừng bao giờ dùng kéo hoặc bấm móng tay để loại bỏ vết chai.
  • Cắt móng chân thường xuyên: Móng chân dài có thể dẫn đến nhiều rắc rối.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Muốn ngăn chặn vết thương ở bệnh nhân tiểu đường trở nên trầm trọng, bạn nên kiểm soát được bệnh tiểu đường của bạn. Bao gồm các biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp, nồng độ cholesterol, chế độ ăn kiêng hợp lý, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tập luyện thể thao điều đăn, không hút thuốc và đến trung tâm y tế kiểm tra bệnh thường xuyên.

6. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét

Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương

 

Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.

Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).

]]>
https://nacurgo.com/loet-da-do-tieu-duong-nhung-dieu-can-biet-2/feed/ 0