Bệnh tiểu đường tuyp 2 là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay, nhưng hay gặp nhất ở người trên 40 tuổi, người béo phì, ít vận động vậy nên một số người gọi nó là căn bệnh người giàu. Sau đây là một số tìm hiểu bệnh tiểu đường tuyp 2 mà mọi người nên biết.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân
Tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 đầu tiên là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính là do cơ thể giảm sự tác động của insulin hoặc có thể tế bào chuyên sản xuất insulin trong cơ thể không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường trong máu đi nuôi cơ thể gây tình trạng lượng đường trong máu quá nhiều.
Bệnh tiểu đường thường xảy ra với những người béo phì, ít vận động
Ngoài ra theo một số nghiên cứu thì bệnh tiểu đường thường xảy ra với những người béo phì, ít vận động, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi…
Được coi là căn bệnh thế kỷ, những biến chứng của tiểu đường gây ra vô cùng nguy hiểm, nếu không được theo dõi và điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuyp 2 mà chỉ có thể kiểm soát diễn biến của bệnh và ngăn chặn các điều kiện phát triển của bệnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý kết hợp với phác đồ điều trị bệnh của bác sỹ.
2. Triệu chứng
Tìm hiểu bệnh tiểu đường tuyp 2 các nhân viên y tế khuyên nên chú ý một số triệu chứng đặc trưng của bệnh để có thể phát hiện bệnh kịp thời, tránh để quá nặng.
Khát nước và đi tiểu thường xuyên: lượng đường trong máu quá cao gây hiện tượng hút nước từ các tế bào vì vậy bệnh nhân luôn có cảm giác khát và uống nước liên tục. Chính vì uống nước nhiều nên kéo theo đó là hiện tượng đi tiểu thường xuyên.
Tăng đói: hiện tượng này do bệnh nhân tiểu đường không đủ isulin để đưa đường chuyển hóa từ thức ăn đi nuôi cơ thể và bơm năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, vì vậy các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường lấy trực tiếp năng lượng từ các tế bào gây cạn kiệt năng lượng của các tế bào từ đó gây hiện tượng đói dữ dội.
Giảm cân và mệt mỏi: vì các hoạt động hàng ngày lấy trực tiếp năng lượng từ các tế bào, thức ăn không thể chuyển năng lượng đi nuôi tế bào và tích lũy trong cơ thể. Đặc trưng của cơ thể khi bị bệnh tiểu đường tuyp 2 là tình trạng giảm cân và mệt mỏi dù ăn rất nhiều và ăn rất ngon miệng.
Chậm lành vết thương, dễ bị nhiễm trùng: lượng đường trong máu cao hơn bình thường nên nó ảnh hường đến quá trình chữa lành vết thương của các tế bào có trong cơ thể và cũng là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường thường chậm lành vết thương và dễ bị một số bệnh liên quan tơi vi trùng, vi khuẩn.
3. Biến chứng của bệnh
Tìm hiểu bệnh tiểu đường tuyp 2 nên chú ý đến một số biến chứng nguy hiểm của bệnh để có cách điều trị phòng biến chứng đúng cách.
Biến chứng về tim và mạch máu: bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ gia tăng bệnh về tim mạch và mạch máu gồm bệnh về động mạch vành, đau tim, đột quỵ, huyết áp cao…
Tổn thương thần kinh: do dư thừa đường nên các mạch máu nhỏ bị tổn thương. Có thể thấy hiện tượng ngứa, tê chân, nóng… khi bị nặng còn dẫn tới mất cảm giác ở đầu các ngon tay chân.
Tổn thương thần kinh tiêu hóa gây khó tiêu, táo bón, buồn nôn…
Tổn thương thận: bệnh tiểu đường thường làm tổn thương mạch máu từ đó gây tổn thương hệ thống lọc của thận gây tổn thương thận.
Tổn thương mắt: bệnh tiểu đường gây hỏng các mạch máu ở võng mạc, gây tổn thương mắt, nặng có thể dẫn tới mù lòa.
4. Điều trị
Tìm hiểu bệnh tiểu đường tuyp 2 cho thấy hiện nay không có thuốc điều trị dứt điểm và bệnh nhân mắc phải sẽ phải sống với căn bệnh này suốt đời, vì vậy nên tuân thủ phác đồ điều trị cũng như lời khuyên của nhân viên y tế:
Thường xuyên theo dõi lượng đường có trong máu: bệnh nhân tiểu đường nên trang bị cho mình một máy đo đường huyết trong nhà để theo dõi chính xác lượng đường có trong máu trước và sau khi ăn để điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý.
Chế độ ăn kiêng hợp lý: Điều quan trọng khi tìm hiểu bệnh tiểu đường tuyp 2 là chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường không nên chứa quá nhiều đường vì nó có thể làm tăng đột ngột lượng đường có trong máu. Hạn chế ăn các loại hoa quả nhiều đường và có thể dùng một số loại đường thay thế chuyên dùng cho người tiểu đường.
Uống thuốc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế: bệnh nhân tiểu đường thường phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường có trong máu, kích thích tế bào sản sinh insulin… và thường phải dùng thuốc đúng giờ, đúng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Hạn chế để bị thương: bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế dùng các loại dụng cụ sắc nhọn, dao, kéo… khi bị thương nên điều trị ngay, tránh không để vết thương bị nhiễm trùng và loét sẽ rất khó điều trị. Đôi khi vết thương nhỏ nhưng với bệnh nhân tiểu đường cần phải điều trị và theo dõi cẩn thận nếu không sẽ dẫn tới hoại tử. Một số trướng hợp phải cắt chi để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân tiểu đường.
Trong nhà bệnh nhân tiểu đường nên có sẵn một số thuốc, dụng cụ cầm máu và điều trị vết thương. Khi bị trầy xước hay dù là vết thương nhỏ nhất, bệnh nhân nên dùng ngay sản phẩm Nacurgo để bao phủ bảo vệ vết thương, ngăn nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành thương.
5. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).