Quá trình liền vết thương trải qua 4 giai đoạn cơ bản: giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và cơ địa người vị thương mà 4 giai đoạn này nhanh hoặc chậm hoặc có thể để lại sẹo trên da.
Nội dung bài viết
1. Giai đoạn cầm máu
Cầm máu vết thương
Do tác động của ngoại vật, vết thương chảy máu và tác động lên collagen tại vết thương, nó có tác dụng kích thích sự hoạt hóa của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác, từ đó các yếu tố này tác động lên các mao mạch nhỏ hình thành lên các cục máu đông có tác dụng ngăn chặn sự chảy máu của vết thương. Khi vết thương quá sâu hoặc chạm vào các mạch máu lớn các yếu tố đông máu này không kịp hình thành các cục máu đông ngăn quá trình chảy máu vì máu chảy nhanh và nhiều vì vậy cần áp dụng các cách ngăn sự cháy máu từ bên ngoài như băng gạc, ga rô.
2. Giai đoạn viêm
Vết thương trải qua giai đoạn viêm
Giai đoạn này diễn ra do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính có nhiệm vụ dọn dẹp những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương bằng hiện tượng thực bào, quá trình diễn ra trong vòng 24- 48h. Sau đó những đại thực bào do bạch cầu đơn nhân sẽ thay thế cho bạch cầu đa nhân trung tính ở trên vừa có tác dụng loại bỏ những vật ngoại lai còn lại vừa có tác dụng thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng (một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình liền vết thương).
Khi cơ thể có dấu hiệu suy giảm hệ thống miễn dịch làm số lượng đại thực bào bị suy giảm, từ đó suy yếu quá trình loại bỏ vật thể lạ cũng như làm chậm quá trình lành vết thương.
3. Giai đoạn tăng sinh
Sau giai đoạn cầm máu và loại bỏ tạp chất thì giai đoạn tăng sinh bắt đầu diễn ra (thường ở ngày thứ 2 sau khi bị thương).
Tăng sinh nguyên bào sợi: quá trình này diễn ra khi những nguyên bào sợi ở những vùng xung quanh di chuyển tới vết thương, những nguyên bào sợi này tăng sinh, kết hợp với collagen, proteoglycan, glycosamin sẽ hình thành lên chất nền mô liên kết của tế bào hạt. Thời kỳ này đại thực bào giảm số lượng nhanh chóng và thay thế vào đó là nguyên bào sợi, thường diễn ra trong vòng 7- 14 ngày sau khi bị thương.
Hình thành mô liên kết: trong quá trình tăng sinh, nguyên bào sợi kết hợp với collagen hình thành lên chất nền mô liên kết, thúc đẩy quá trình hình thành cấu trúc mô khi bị tổn thương và tạo ra độ bền vững cho vết thương. Bên cạnh đó collagen còn thúc đẩy quá trình hình thành chất nền mô liên kết trung bì giúp cho cytokin và các yếu tố tăng trưởng hoạt động.
Hình thành mao mạch: vết thương muốn lành nhanh cần có dinh dưỡng từ máu thông qua hệ thống mao mạch. Từ hoạt động của các đại thực bào và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành các tế bào nội mô và các mầm mao mạch, tạo ra hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương.
Tăng sinh biểu mô: quá trình tăng sinh biểu mô được xem là quá trình then chốt của quá trình lành vết thương. Với vết thương nhỏ, quá trình tăng sinh biểu mô diễn ra nhanh hơn và vết thương sẽ lành nhanh hơn. Vết thương lớn, quá trình tăng sinh biểu mô khó khăn đôi khi phải nhờ vào phẫu thuật cấy ghép để vết thương lành nhanh hơn.
Liền vết thương: đặc trưng của giai đoạn này là các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.
4. Giai đoạn tái tạo
Giai đoạn này bắt đầu ngay khi quá trình liền vết thương diễn ra. Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô. Nó không những giúp vết thương liền nhanh hơn, bền vững hơn mà còn quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện. Nếu giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lồi và ngược lại.
Trên đây là các giai đoạn của quá trình liền vết thương, như vậy cơ thể có cơ chế tự liền vết thương và không cần can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên có những tổn thương nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, hoặc một số tổn thương mãn tính ở người mắc bệnh tiểu đường, người bị loét do nằm lâu một chỗ, ở người già đều khó có thể tự lành nếu không được can thiệp.
Muốn cho vết thương nhanh lành vẫn cần chú ý chăm sóc vết thương đáng cách và nên dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo để bảo vệ cũng như kích thích quá trình liền vết thương diễn ra nhanh hơn. Vì thế băng vết thương dạng xịt Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide được coi là cứu tinh cho các vết thương nói chung và các vết thương khó lành nói riêng.
5. Màng sinh học Polyesteramide – thành tựu y học làm lành vết thương
Nacurgo lành nhanh vết thương gấp 3- 5 lần.
Màng sinh học Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo, là một thành tựu của y học thế giới trong việc làm lành các tổn thương trên da:
+ Polyesteramide tạo một màng mỏng ngăn vết thương thấm nước, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại
+ Polyesteramide thúc đẩy tái tạo và hình thành mao mạch tại vùng da thương tổn, được chứng minh lâm sàng giúp vết thương lành nhanh gấp 3-5 lần
+ Màng sinh học tự phân hủy sinh học, chỉ cần xịt lớp màng mới lên sau 4-6 tiếng mà không cần thay tháo băng gây tổn thương vết thương.
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh giúp sát khuẩn, để vết thương mau lành và không để lại sẹo.
Tư vấn về quá trình lành vết thương và băng vết thương dạng xịt Nacurgo.
Liên hệ tổng đài 18006626 (miễn cước cuộc gọi trong giờ hành chính), 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính)
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!