Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ, nhũn não) xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn khiến khu vực não được tưới bởi mạch đó bị thiếu máu và hoại tử. Thông qua biến chứng của bệnh mà Y học hiện đại có thể nhận ra các dạng nhồi máu não trên cơ thể bệnh nhân. Dưới đây là một số dạng nhồi máu não thường gặp.
Nội dung bài viết
1. Nhồi mãu não tăng huyết áp
Tim bơm máu càng nhiều, động mạch càng hẹp thì huyết áp sẽ càng cao, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh cao huyết áp ( tăng huyết áp ).
Nhồi máu não tăng huyết áp
Huyết áp cao hầu như không có dấu hiệu và triệu chứng rõ rệt, cho dù huyết áp có thể cao đến mức nguy hiểm. Một số người bị cao huyết áp giai đoạn sớm có thể bị nhức đầu, chóng mặt hoặc chảy máu cam. Cao huyết áp rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm lặng lẽ nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như: tim mạch, não, mắt. – Ở tim, cao huyết áp gây phì, suy tim và các bệnh như thiếu máu cơ tim, các cơn đau thắt ngực và nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim. – Tại não, cao huyết áp gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người.
2. Nhồi máu vỏ não
Vỏ não được biết tới với nhiều chức năng như chức năng vận động, chi phối hệ thống cảm giác, chi giác cũng như quyết định khả năng ngôn ngữ. Khi vỏ não bị tổn thương do nhồi máu não, tuỳ thuộc vào vùng cơ thể được não điều khiển mà nó quyết định tổn thương là gì và mức độ tổn thương ra sao.
3. Nhồi máu tĩnh mạch não
Nhồi máu tĩnh mạch não
Toàn bộ máu nuôi não trở về tim qua hai hệ thống tĩnh mạch: hệ sâu và hệ nông. Hệ tĩnh mạch sâu nhận máu của các tổ chức dưới vỏ não và hệ tĩnh mạch nông nhận máu từ các tổ chức vỏ não. Các tĩnh mạch hợp nhất lại thành các xoang tĩnh mạch màng cứng đưa máu về tim qua hai tĩnh mạch cảnh trong. Nhồi máu tĩnh mạch não gây phình tĩnh mạch não, gây hiện tượng ápxe não, từ đó gây tổn thương não.
4. Nhồi máu tiểu não
Tiểu não là phần thần kinh trung ương nằm ở hố sọ sau, ngay phía sau thân não. Tiểu não có liên quan mật thiết với nhân tiền đình ở hành não nên nó có chức năng chủ yếu trong việc điều hòa trương lực cơ và duy trì thăng bằng cho cơ thể. Bệnh nhân bị nhồi máu tiểu não sẽ bị những triệu chứng như: Giảm trương lực cơ, định hướng sai, run khi làm việc, đai lảo đảo, dễ bị ngã, đi lảo đảo, rối loạn phát âm.
5. Nhồi máu hành não
Bệnh nhân nhồi máu não
Hành não có hai chức năng chính: chức năng truyền dẫn, chức năng phản xạ. Trong đó chức năng phản xạ đóng vai trò rất quan trọng với các phản xạ quan trọng như: phản xạ hô hấp, phản xạ giảm áp, phản xạ mắt- tim, phản xạ tiêu hoá…Cũng như những vị trí khác, nhồi máu hành não có thể làm tê liệt khả năng truyền dẫn cũng như chức năng phản xạ của cơ thể.
7. Nhồi máu não vùng giáp ranh
Nhồi máu vùng giáp ranh để chỉ một vùng thiếu máu cục bộ khu trú ở não, do giảm áp lực tưới máu. Nhồi máu vùng giáp ranh điển hình xảy ra cả hai bên nơi những vùng giáp ranh giữa các mạch máu lớn như động mạch não giữa và động mạch não sau. Nhồi máu vùng giáp ranh hai bên thường là do hạ huyết áp toàn thể. Nhồi máu vùng giáp ranh một bên có thể được liên kết với hep mạch máu lớn một bên.
Như vậy, dù là dạng nhồi máu não nào thì bệnh nhân nhồi máu não cũng gặp những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đòi hỏi người nhà có chế độ chăm sóc và phục hồi một cách hợp lý, giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh cũng như có thể phục hồi, trở lại cuộc sống bình thường.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của tai biến nhồi máu não được biết tới là loét da do nằm lâu (vì bệnh nhân bị liệt sau tai biến mạch máu não), hay còn gọi là loét tỳ đè. Khi chăm sóc bệnh nhân liệt do tai biến mạch máu não người nhà nên xoay trở người cho người bệnh thường xuyên (2h/lần), giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể và sử dụng nệm hơi hay nệm nước để giảm áp lực. Khi không may người bệnh bị loét da tỳ đè, người nhà nên dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo để chăm sóc cũng như bảo vệ vết thương, để vết loét nhanh lành, không nặng hơn và tiến triển thành hoại tử, phải cắt gọt phần hoại tử hoặc nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
8. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Màng sinh học Polyesteramide có trong Nacurgo là một trong những thành tựu của y học thế giới trong xử lí vết thương, vết loét được tin dùng tại các nước tiên tiến. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide được y học ứng dụng trong phục hồi vết loét chính nhờ khả năng thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn, giúp vết loét đặc biệt nhanh lành.
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da do nằm liệt TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về vết loét da do nằm liệt và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).