Tiểu đường giai đoạn đầu hay còn gọi tiền đái tháo đường có lượng đường cao hơn người bình thường, tuy nhiên với kết quả kiểm tra thì chưa được coi là bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên họ vẫn cần có chế độ ăn kiêng cũng như tập luyện hợp lý để bệnh không chuyển sang tiểu đường với những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Nội dung bài viết
- Những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu nên biết
- 1. Hiện tượng khát nước đi kèm tiểu nhiều
- 2. Ăn nhiều hơn và cảm thấy khỏe mạnh hơn
- 3. Bị những tổn thương da, chân tay
- 4. Sản phụ sinh con trên 4kg, có thể bị tiểu đường
- 5. Bệnh nhân tăng huyết áp và mỡ máu cao
- 6. Kết quả xét nghiệm Glucose
- 7. Xét nghiệm khả năng dung nạp Glucose
- 8. Xét nghiệm Hemoglobin A1C
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu
- Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu nên biết
Khi có những triệu chứng tiểu đường sớm này người bệnh nhân đi khám để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất để có thể điều chính lượng đường trong máu, giảm những tiến triển xấu thêm của bệnh.
1. Hiện tượng khát nước đi kèm tiểu nhiều
Khát nước là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường luôn làm cho người bệnh có cảm giác khát nước để bù lại lượng nước từ tế bào đi vào hệ thống động mạch trung hòa lượng đường cao trong máu. Khi bệnh nhân uống nước nhiều sẽ dẫn tới đi tiểu nhiều hơn bình thường.
2. Ăn nhiều hơn và cảm thấy khỏe mạnh hơn
Một số người bị tiểu đường giai đoạn đầu cho rằng cơ thể họ có thể giảm cân đi kèm với ăn được hơn, cảm giác đói nhiều hơn nên tâm lý của họ cảm thấy sức khỏe của họ có sự tiến triển tốt mà không biết được những biến đổi ấy có thể do họ mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
3. Bị những tổn thương da, chân tay
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu thường bị các vết thương ở chân
Bệnh nhân tiểu đường có những tổn thương da như mụn nhọt, ngứa. Bên cạnh ở chân tay dễ bị những vết bầm khi va chạm, đôi khi chỉ va chạm nhẹ cũng để lại vết bầm trên da. Vì vậy khi trên người bỗng nhiên nổi nhiều mụn, bên cạnh đó chân tay xuất hiện nhiều vết bầm nên đi khám vì rất có thể bạn đã bị những triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu.
4. Sản phụ sinh con trên 4kg, có thể bị tiểu đường
Khi lượng đường trong máu mẹ bầu lượng đường tăng cao, thai nhi sẽ có cơ chế sản sinh nhiều insulin chuyển hóa lượng đường do máu mẹ chuyển sang thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vì vậy thai nhĩ sẽ tăng cân nhiều hơn bình thường.
5. Bệnh nhân tăng huyết áp và mỡ máu cao
Triệu chứng này thường xuất hiện với người bệnh trên 45 tuổi, lúc này người bệnh với lượng mỡ máu cao sẽ gây rối loạn nội tiết tố và là nguyên nhân gây nên những chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường…
6. Kết quả xét nghiệm Glucose
Xét nghiệm máu để biết nồng độ đường trong máu
Kết quả này thực hiện khi bệnh nhân nhịn ăn qua đêm, hoặc bệnh nhân nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm 8 tiếng, kết quả xét nghiệm sẽ cho kết quả bị tiểu đường giai đoạn đầu hay không. Thông thường kết quả xét nghiệm cho kết quả: đường huyết từ 100- 125mg/ dl. Khi người bệnh có kết quả xét nghiệm này nghĩa là đã có hiện tượng suy giảm đường huyết lúc đói và cũng là triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
7. Xét nghiệm khả năng dung nạp Glucose
Trước khi làm xét nghiệm này bệnh nhân nên làm xét nghiệm Glucose lúc đói trước đó, sau khi có kết quả xét nghiệm sẽ cho bệnh nhân dùng một lượng đường khá cao, sau 2h sẽ xét nghiệm khả năng dung nạp Glucose của cơ thể. Kết quả xét nghiệm cho hàm lượng Glucose trong máu khoảng 140- 199 mg/ dl nghĩa là khả năng dung nạp Glucose có vấn đề nhưng chưa tới mức rối loạn.
8. Xét nghiệm Hemoglobin A1C
Xét nghiệm này có thể cho biết được lượng đường trong máu trong thời gian 3- 4 tháng qua. Với kết quả có bệnh nhân bị tiểu đường giai đoạn đầu là: 5,7 đến 6,4%
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu
Bệnh nhân khi có những triệu chứng trên nên có chế độ sinh hoạt giữ không cho bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số cách kiểm soát bệnh nên biết:
Chú ý tới cân nặng của mình: theo nghiên cứu của chuyên gia Nacurgo thì bệnh béo phì và mỡ máu cao chính là nguyên nhân làm cho bệnh tiểu đường chuyển nặng hơn. Khi bệnh nhân đã có những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu nên có chế độ tập luyện và ăn kiêng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Ăn uống lành mạnh hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường
Dinh dưỡng lành mạnh: chế độ ăn lành mạnh cùng với sự cân bằng giữa lượng Protein, chất đạm, tinh bột, rau xanh và quan trọng là nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Khi đã biết mình bị triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thì việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh tiến triển sang tiểu đường Tuyp 2.
Tập thể dục nhẹ nhàng: ai cũng biết việc tập thể dục không những giúp giảm cân, điều hòa hệ tuần hoàn mà còn giúp cân bằng đường huyết trong cơ thể, giúp khắc phục tiến triển của bệnh.
Chú ý chăm sóc những vết thương ở tay, chân: bệnh nhân tiểu đường thường hay bị những vết thương ở tay, chân. Bệnh nhân tiểu đường chú ý chăm sóc vết thương cho mình thật tốt, tránh những biến chứng không đáng có như nhiễm trùng, hoại tử vết thương. Khi bị những vết thương bệnh nhân nên chú ý rửa sạch, lau khô và xịt sản phẩm Nacurgo để bảo vệ vết thương.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).