Tiêu chuẩn của các dung dịch rửa vết thương hở là có tác dụng sát khuẩn trên bề mặt vết thương nhưng không làm tổn hại và tiêu diệt mô lành làm vết thương nặng hơn. Dưới đây là một số loại dung dịch rửa và cách rửa vết thương hở hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Một số dung dịch rửa vết thương thường dùng
Dung dịch cồn 700
Cồn rửa vết thương
Khi tới các cơ sở y tế, dù là tiêm các loại vacxin chúng ta thường thấy các y tá thường dùng bông thấm một loại dung dịch, bôi lên phần da cần tiêm (khi bôi lên da có cảm giác mát). Dung dịch đó chính là cồn 70 độ và chính vì tính chất phổ biến của nó khi dùng trong y tế mà nó còn được gọi là cồn y tế. Khi dùng để rửa vết thương hở, ta có thể lấy trực tiếp dung dịch trên bôi lên da (không cần pha loãng). Tuy nhiên khi sử dụng các dung dịch này sẽ làm vùng da bôi lên bị khô, kích ứng da khi dùng nhiều lần.
Dung dịch Hydrogen peroxyd hay còn gọi dung dịch oxi già
Dung dịch oxi già
Các loại dung dịch này được bán ở các nồng độ: 6%. 3%, 1,5%, hiện nay dung dịch này thường được dùng rất phổ biến và chủ yếu để rửa vết thương, đôi khi nó còn được dùng để súc miệng. Tuy nhiên với dung dịch oxi già cần chú ý, tùy vào loại vết thương mà sử dụng dung dịch oxi già để rửa vết thương với nồng độ khác nhau vì nếu sử dụng dung dịch oxi già với nồng độ cao và thường xuyên có thể làm tổn thương tế bào lành và làm vết thương nặng hơn.
Dung dịch iod 5% (dung dịch cồn iod)
Dung dịch này có tác dụng sát khuẩn, chống nhiễm nấm vì vậy nó còn được sử dụng để sát khuẩn các mô, da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Cách dùng rất đơn giản, lấy dung dịch iod bôi lên vùng da cần sát khuẩn hoặc vùng da bị tổn thương để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên khi dùng iod có thể làm kích ứng da, gây bỏng, đau và khi dùng với vết thương rộng và sâu có thể gây nhiễm độc iod nhất là với trẻ nhỏ. Vì vậy nó còn được khuyên không nên dùng với trẻ nhỏ.
2. Cách rửa vết thương hở đúng đắn
Rửa vết thương hở đúng cách
Trên đây là một số loại thuốc dùng để rửa vết thương, tuy nhiên những loại thuốc rửa vết thương này đều có những hạn chế riêng nếu dùng với nồng độ cao và thường xuyên. Hiện nay rất nhiều người vẫn có thói quen sử dụng oxi già để rửa vết thương mặc dù nó được các nhân viên y tế sử dụng hạn chế và chỉ được dùng trong một số trường hợp như: lấy dị vật từ vết thương, cầm máu. Các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên dùng oxi già để rửa vết thương thường xuyên vì có thể kéo dài thời gian lành vết thương.
Vì vậy, khi bị vết thương nên bình tĩnh, điều cần làm đó là cầm máu vết thương, khi vết thương được cầm máu, nếu có nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa và vệ sinh vết thương là tốt nhất. Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn tốt, mà không gây tổn thương tế bào lành hay gây nhiễm độc như cồn iod. Rửa vết thương hở cần nhẹ nhàng lau xung quanh vết thương cho sạch, sau đó cẩn thận làm sạch phần bị thương. Chú ý khi rửa cần nhẹ nhàng, cẩn thận tránh mạnh tay gây tổn thương thêm tế bào lành.
Sau khi rửa vết thương hở sạch sẽ, cần xem xét vết thương, nếu vết thương có dị vật cần nhẹ nhàng lấy dị vật ra khỏi vết thương. Lúc này có thể dùng dung dịch oxi già, vì cơ chế rửa vết thương của oxi già là gây sủi bọt, từ đó dị vật được đẩy ra cùng với bọt và nếu không được đẩy ra thì lúc này dị vật cũng sẽ dễ dàng lấy ra hơn bình thường. Nếu vẫn không thể lấy được dị vật, nếu dị vật to hoặc nhiều dị vật cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Sau khi rửa vết thương hở cẩn thận và lấy dị vật ra khỏi vết thương, dùng khăn vô trùng nhẹ nhàng thấm khô vết thương, xịt ngay băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Polyesteramide lên bao phủ bảo vệ vết thương ngăn nhiễm khuẩn và kích thích vết thương nhanh lành. Nếu vết thương nặng cần lấy băng gạc vô khuẩn băng lại, sau 24h nên tháo ra, vệ sinh vết thương, lau khô và xịt Nacurgo lên.
Nếu vết thương nhỏ hoặc rộng nhưng nông (trầy xước) nên dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo xịt trực tiếp lên vết thương (sau khi được rửa và vệ sinh sạch sẽ với nước muối sinh lý và làm khô), không cần băng bó. Băng vết thương dạng xịt Nacurgo không những có tác dụng tạo màng bao phủ bảo vệ vết thương ngăn nhiễm khuẩn, ngăn thấm nước mà còn giúp vết thương thông thoáng, giúp vết thương nhanh lành gấp 3- 5 lần bình thường.
3. Màng sinh học Polyesteramide – thành tựu y học làm lành vết thương hở
Nacurgo lành nhanh vết thương gấp 3- 5 lần.
Màng sinh học Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo, là một thành tựu của y học thế giới trong việc làm lành các tổn thương trên da, được ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển:
+ Polyesteramide tạo một màng mỏng ngăn vết thương thấm nước, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại
+ Polyesteramide thúc đẩy tái tạo và hình thành mao mạch tại vùng da thương tổn, được chứng minh lâm sàng giúp vết thương lành nhanh gấp 3-5 lần
+ Màng sinh học tự phân hủy sinh học, chỉ cần xịt lớp màng mới lên sau 4-6 tiếng mà không cần thay tháo băng gây tổn thương vết thương
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh giúp sát khuẩn, để vết thương mau lành và không để lại sẹo
Tư vấn về cách rửa vết thương hở và băng vết thương dạng xịt Nacurgo liên hệ tổng đài 18006626 (miễn cước cuộc gọi trong giờ hành chính), 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính)
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!