Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em để có cách điều trị kịp thời và phòng tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, tạo dịch với tỷ lệ tử vong cao mà chưa có thuốc đặc trị. Vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em là vô cùng quan trọng, từ đó có cách phòng và hướng điều trị bệnh sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ
Chị Nguyên (Khu phố 4, Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai) có con nhỏ 4 tuổi vừa bị bệnh chân tay miệng cho biết: “Bé nhà mình lây bệnh chân tay miệng là từ bạn cùng lớp mẫu giáo. Có gần nửa số trẻ trong lớp của bé mắc bệnh. Nhìn con tay chân, miệng đều bị lở, không ăn uống được mà xót vô cùng. Cũng may mình phát hiện sớm nên bé khỏi sau 1 tuần và không để lại biến chứng nguy hiểm nào…”
Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh, hiểu rõ căn nguyên và điều trị kịp thời?
1. Dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Ban đầu, trẻ mệt mỏi, đau họng, chảy nước bọt liên tục và xổ mũi trong vài ngày, sốt nhẹ (38 – 38.5 độ c), ở một số trường hợp trẻ sốt cao từ 39 – 40 độ c.
Dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát: xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 – 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông.
Khi thấy trẻ có biểu tượng như: rung giật, bứt rứt, lừ đừ, yếu chi, co giật, hôn mê, mạch đập nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng thì ngay lập tức bạn phải đưa trẻ đến cơ sở y tế vì bệnh tay chân miệng đã diễn tiến với những biến chứng nguy hiểm.
2. Điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em để phòng tránh các biến chứng xấu
Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không tự ý dùng thuốc.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh chân tay miệng, mà cách điều trị tốt nhất đó là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân ăn đầy đủdinh dưỡng, thức ăn nhiều nước, dễ tiêu. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn như Nacl 0,9%. Đối với tổn thương da ở ngoài phải thường xuyên sát khuẩn, bảo vệ vết loét bằng sản phẩm Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu tại vết loét.
3. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử lý vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn các tổn thương ngoài da, giúp các tổn thương da nhanh lành và không để lại các di chứng về sau.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các loại tổn thương ngoài da, vết bỏng, mụn nhọt vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)