Loét tỳ đè là biến chứng không thể tránh khỏi ở các bệnh nhân nằm liệt, bán thân bất toại do tai biến, chấn thương sọ não, gãy xương hoặc người già yếu không còn chức năng vận động. Loét tỳ đè thường xảy ra ở những vị trí cơ thể tiếp xúc với giường đệm, là loại tổn thương da cực kỳ khó lành, cần 1 giải pháp chuyên biệt – Dung dịch xịt Nacurgo màng sinh học.
Nacurgo chứa màng sinh học Polyesteramide là một thành tựu của y học thế giới trong xử lí vết thương, vết loét được tin dùng tại các nước tiên tiến. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, đặc biệt là khả năng thúc đẩy hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn, giúp vết loét đặc biệt nhanh lành.
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử NanoCurcumin sinh khả dụng gấp nhiều lần tinh nghệ thường và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn, chống viêm và làm khô sạch vết loét.
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vết loét tỳ đè với bộ sản phẩm Nacurgo – giúp vết thương lành nhanh gấp 3-5 lần
Nacurgo màng sinh học giúp làm lành nhanh vết thương
Bước 1: Đánh giá tình trạng vết loét
Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác vết loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần theo 4 cấp độ sau (theo Hội đồng tư vấn về loét tỳ đè Hoa Kỳ):
Cấp độ 1: Vùng da bị tỳ đè nổi lên vết rộp màu hồng (dấu hiệu báo trước của loét tỳ đè).
Vết rộp màu hồng
Cấp độ 2: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày của lớp da, bao gồm lớp thượng bì và lớp đáy (loét nông, nhìn như vết trầy da hay phồng rộp).
Tổn thương lớp thượng bì và lớp đáy
Cấp độ 3: Tổn thương hoàn toàn bề dày của lớp da, tổ chức dưới da đã bị tổn thương nhưng tổn thương mới chỉ khu trú ngoài lớp gân.
Tổ chức dưới da bị tổn thương
Cấp độ 4: Hoại tử hoàn toàn lớp da, còn lan rộng tới vùng cơ, xương, khớp… đôi khi tạo nên nhiều ngóc ngách.
Hoại tử hoàn toàn lớp da, còn lan rộng tới vùng cơ, xương, khớp
Bước 2: Chăm sóc và xử lý loét da vùng xương cụt
Trước tiên, bạn phải rửa sạch vết loét, loại bỏ phần hoại tử, tế bào chết, mủ và bụi bẩn bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) sau đó dùng gạc sạch thấm khô. Nacurgo dung dịch rửa là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng có khả năng đáp ứng đầy đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI“, giúp làm sạch nhanh và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vết thương.
Nacurgo dung dịch rửa làm sạch vết thương
Tiếp đó, bạn xịt Nacurgo màng sinh học (chai vàng) sao cho dung dịch bao phủ toàn bộ vết loét. Sau 1 vài phút dung dịch Nacurgo khô đi tạo thành lớp màng mỏng màu vàng bảo vệ vết loét, kích thích tái tạo tế bào và mô mới. Bạn cần để bệnh nhân nằm nghiêng không đè lên vết loét khoảng 20-30 phút để hoạt chất trong Nacurgo phát huy tác dụng.
Nacurgo màng sinh học giúp vết thương lành nhanh gấp 3-5 lần
Liên tục xịt Nacurgo lên bao phủ vết loét sau mỗi 4-5 tiếng. (Mỗi ngày chỉ cần rửa vết loét 1 lần, những lần xịt Nacurgo sau thì chỉ cần thấm khô dịch ở vết loét rồi xịt đè Nacurgo lên lớp màng cũ).
Trong trường hợp sử dụng Nacurgo xong vẫn tiếp tục nằm đè lên vết loét, bạn nên đặt một lớp gạc mỏng lên trên vùng loét, dùng kem Vaseline bôi lên bề mặt gạc để hạn chế hiện tượng vết loét dính chặt vào gạc.
Lưu ý:
- Cắt bỏ phần hoại tử sau đó rửa sạch với dung dịch rửa Nacurgo (chai xanh) là điều kiện quan trọng để làm lành vết loét với Nacurgo màng sinh học (chai vàng). Bởi nếu phần hoại tử không được loại bỏ trước thì dung dịch Nacurgo màng sinh học không thể tiếp xúc với mô và tế bào lành nhằm kích thích quá trình tái tạo. Đồng thời, vi khuẩn và các chất độc ở phần hoại tử là yếu tố khiến vết loét ngày càng ăn sâu. (Cắt bỏ phần hoại tử lần đầu tiên nên có sự hướng dẫn hỗ trợ của cán bộ y tế)
- Khi xử lý vết loét nhất thiết phải làm giảm áp lực tì đè lên các phần của cơ thể: người chăm sóc cần giúp bệnh nhân thay đổi tư thế khoảng 2 tiếng/lần, xoa bóp giúp máu lưu thông đến viết loét, sử dụng nệm hơi.
- Trong quá trình xử lý vết loét người nhà phải kiên trì: Khi dùng Nacurgo, khoảng 1 vài tuần vết loét sẽ khô se lại là dấu hiệu tích cực cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt và vết loét sẽ lành dần. Tiếp tục dùng cho đến khi tổn thương lành hẳn.
- Với vết loét độ 3 và 4, người nhà bệnh nhân càng phải cẩn thận tỉ mỉ hơn khi vệ sinh vết loét và kiên trì sử dụng Nacurgo. Nếu vết loét tạo thành ngóc ngách, cần phải nhờ sự can thiệp của cán bộ y tế để rạch hở thông thoáng, từ đó mới có thể làm sạch phần hoại tử, mủ dịch, tiếp đó xịt Nacurgo màng sinh học giúp làm khô se và tái tạo tế bào, mô mới tại vết loét.
Để biết thêm thông tin, liên hệ tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY.
Hướng dẫn chăm sóc vết loét lành nhanh với Nacurgo
- Bước 1: Sử dụng Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai rửa Nacurgo xanh), có thể kết hợp gạc/ khăn sạch để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, chất nhầy và phần da hoại tử trên vết loét. Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
- Bước 2: Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai xịt Nacurgo vàng). Bạn chỉ cần xịt Nacurgo bao phủ toàn bộ bề mặt vết loét, sau 1-2 phút dung dịch khô đi tạo thành lớp màng bảo vệ vết loét khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, kích thích tái tạo mao mạch và tế bào da mới giúp vết loét nhanh lành. Màng sinh học tự phân hủy nên cần xịt lại 4-5 giờ/ lần.