Tiểu đường là hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây rối loạn cơ thể nên vết thương ở những người bệnh tiểu đường thường sẽ khó lành hơn thậm chí trong một vài trường hợp gây hoại tử. Vì vậy, các vết thương của bệnh nhân tiểu đường cần được chăm sóc đặc biệt và kịp thời, tránh tình trạng vết thương sẽ lan rộng và sâu, khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.
Nội dung bài viết
- 1. Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường và sinh lý bệnh
- 2. Cách chăm sóc vết thương ở bệnh nhân tiểu đường:
- 3. Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường: lời khuyên và lưu ý
- 4. Vết thương ở chân của người bị bệnh tiểu đường
- 5. Cách hạn chế việc bị thương
- 6. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Vết thương bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
1. Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường và sinh lý bệnh
Khi bị tiểu đường, bệnh nhân thường được các bác sỹ khuyên luôn chú ý quan sát bàn chân và vùng da dễ bị thương trên cơ thể, vì đối với bệnh nhân tiểu đường, một vết thương dù nhỏ cũng sẽ rất lâu khỏi, dễ nhiễm trùng và dẫn tới hoại tử vết thương. Vì sao lại có tình trạng này?
- Dây thần kinh bị hủy hoại (neuropathy): : Khi bị tiểu đường, dây thần kinh sẽ bị hư hỏng, khiến bạn không cảm thấy bị đau khi đứt tay hoặc bị trầy xước, sưng rộp, cho đến khi vết thương trầm trọng thêm hoặc bị nhiễm trùng thì bạn mới nhận ra.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy giảm, một vết cắt nhỏ cũng sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng và trở nên trầm trọng hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho vết thương ở bệnh nhân tiểu đường rất khó lành.
- Hẹp động mạch: Bệnh tiểu đường làm hẹp động mạch khiến máu khó lưu chuyển được tới vết thương. Trong khi đó, một trong những nguyên tắc làm lành vết thương chính là dòng chảy của máu được thông suốt, tuần hoàn. Vì vậy vết thương ở bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng cũng như quá trình lành vết thương lâu và khó khăn hơn.
- Vết thương ở bệnh tiểu đường có thể diễn biến phức tạp, có thể bị nhiễm khuẩn, áp xe, viêm xương và thường phải cắt chi nếu không được điều trị kịp thời.
2. Cách chăm sóc vết thương ở bệnh nhân tiểu đường:
- Chăm sóc vết thương ngay khi nó xuất hiện: : bởi vì một vết thương nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng nhanh chóng đối với người bị tiểu đường.
- Làm sạch vết thương: Rửa vết thương với nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn (đừng rửa bằng xà phòng, nước oxi già, hoặc I-ốt vì chúng có thể làm vết thương trầm trọng thêm. Dùng Nacurgo – Băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học siêu thoáng để xịt lên vết thương, giúp bảo vệ vết thương, tránh nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành. Kiểm tra vết thương hằng ngày để xem có bất kì dấu hiệu của nhiễm trùng hay không để sớm giải quyết.
- Khám bác sĩ: Nhớ đến ngay bác sĩ để kiểm tra vết thương trước khi tình trạng vết thương trầm trọng thêm.
- Tránh tác động ngoại lực vào vết thương: Chẳng hạn nếu vết thương ở dưới lòng bàn chân, thì cố gắng không chạm vào vết thương cho đến khi lành.
3. Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường: lời khuyên và lưu ý
- Chú ý chăm sóc bàn chân cẩn thận là điều rất cần thiết đối với những người bị bệnh tiểu đường.
- Chuyên viên y tế cần thường xuyên kiểm tra mức độ nhạy cảm của chân (lạnh, nóng, mức độ phản ứng…). Chân không nhạy cảm là tác nhân chính góp phần vào quá trình loét.
- Đồng thời cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bất kì dấu hiệu nào của sự nhiễm khuẩn.
- Người bệnh cần tránh đi chân trần, vệ sinh sạch sẽ và đặc biệt cần đi giày, dép phù hợp với cỡ chân của mình.
4. Vết thương ở chân của người bị bệnh tiểu đường
Bàn chân và mắt cá chân là những nơi dễ bị tổn thương nhất đối với người bị tiểu đường, vì từ dưới đầu gối trở xuống, vết thương dễ bị sưng phồng lên thay vì lành dần, hơn nữa chân thường phải di chuyển khiến vết thương càng khó lành hơn.
Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường ở chân
Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường ở chân bởi họ có nhiều sẹo xương, da khô và dây thần kinh bị tổn thương. Những yếu tố này kết hợp lại có thể dẫn đến lở loét và gây nhiễm trùng. Cùng với việc mất cảm giác ở bàn chân, nhiều người còn có vấn đề về thị giác, vậy nên họ thường không thấy được những vết thương nhỏ cho đến khi vết thương trở nên nghiêm trọng mới phát hiện.
Những vết thương nghiêm trọng có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, phá hủy mô và xương, Nếu nghiêm trọng thì phải cắt gọt chân.
5. Cách hạn chế việc bị thương
- Kiểm tra chân hằng ngày: Kiểm tra xem chân bạn có bị sưng rộp, vết chai, mẩn đỏ, trầy da gì không. Nếu bạn bị vấn đề về thị lực, thì hãy nhờ người khác kiểm tra chân hằng ngày trước khi quá muộn.
- Chú ý kĩ vào da: Kiểm tra những vấn đề nhỏ nhất xuất hiện trên da của bạn, những vùng bị viêm, những vùng nang lông. Nếu thấy có gì bất thường, báo ngay cho bác sĩ để giải quyết sớm.
- Giữ độ ẩm cho chân: Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ da chân mềm mại, mịn màng. Nhưng đừng dùng kem dưỡng da thoa vào kẽ chân vì dễ gây nấm chân.
- Mang giày dép vừa chân: Mang giày vừa chân sẽ tránh được tình trạng phồng rộp chân.
- Kiểm tra giày mỗi ngày: Những người bị tiểu đường thường mang giày lẫn cát sỏi mà không hề hay biết gì. Vậy nên bạn cần kiểm tra thường xuyên bên trong giày có chứa vật gì không.
- Chọn đúng loại tất: Nên chọn mua loại tất thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh dùng tất có nhiều vết khâu. Nên mua loại tất chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường.
- Rửa chân mỗi ngày: Sau khi rửa chân, nhớ làm khô chân, đặc biệt là ở kẽ chân.
- Làm mềm những vết chai sạn: Sau khi tắm, bạn dùng loại đá chà chân để loại bỏ vết chai trên chân. Đừng bao giờ dùng kéo hoặc bấm móng tay để loại bỏ vết chai.
- Cắt móng chân thường xuyên: Móng chân dài có thể dẫn đến nhiều rắc rối.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Muốn ngăn chặn vết thương ở bệnh nhân tiểu đường trở nên trầm trọng, bạn nên kiểm soát được bệnh tiểu đường của bạn. Bao gồm các biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp, nồng độ cholesterol, chế độ ăn kiêng hợp lý, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tập luyện thể thao điều đăn, không hút thuốc và đến trung tâm y tế kiểm tra bệnh thường xuyên.
6. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).