Vết loét do tì đè không phải loại vết thương phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như trầy xước, bỏng, đứt rách da… Loét tỳ đè thường xảy ra ở vùng xương cùng hay gót chân với những người bị liệt, người bệnh nằm lâu một chỗ hay người già ít vận động. Bệnh nhân hay người nhà của những đối tượng kể trên cần đặc biệt chú ý về loại vết thương này để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những tổn thương nặng không đáng có.
Nội dung bài viết
1. Vết loét do tì đè là gì?
- Vết loét do tì đè gây ra bởi sự nén ép mạch máu lên một phần của cơ thể trong thời gian liên tục và kéo dài, thường là lên các vùng xương lồi. Vết loét được tạo thành khi xảy ra tình trạng hoại tử thiếu máu ( thiếu nguồn cung cấp máu) cho da hay cho mô dưới da.
- Nguyên nhân của loại bệnh này có thể do ngoại cảnh (không phụ thuộc vào bệnh nhân) hoặc do các yếu tố bên trong bệnh nhân gây nên (tuổi tác, không vận động, chế độ dinh dưỡng, các bệnh mắc kèm..). Đối với những người bệnh nằm lâu, không tự chủ được vệc vệ sinh, mồ hôi ra nhiều, ga trải giường không phẳng… cũng là những nguyên nhân gây vết loét trên da.
Các vị trí dễ bị loét do tỳ đè
- 80% các vết loét xảy ra xương cùng hay gót chân.
2. Các giai đoạn của vết loét do tỳ đè
-
Giai đoạn đầu vết loét có dạng phù nề, sưng đỏ, hình thành bọng nước và đôi khi có xuất huyết… Giai đoạn này có thể xác định là vết thương đnag hình thành và tổn thương dạng nhẹ. Ở giai đoạn này vết thương có thể tự khỏi nếu thay đổi tư thế, không đè nên nơi hình thành loét.
-
Giai đoạn 2: Đỏ da và phù nề tại chỗ tăng lên, bọc nước bị vỡ, vùng tổn thương có hiện tượng nhiễm trùng. Nên xử lý vết thương ở giai đoạn này tránh vết loét lan rộng.
-
Giai đoạn 3: Mất hoàn toàn phần da che phủ, vết loét có hiện tượng bị hoại tử bằng chứng là vết loét có xuất hiện màu vàng, chảy mủ, hiện tượng sưng và mưng mủ lan ra vùng xung quanh.
-
Giai đoạn 4: Vết loét có hiện tượng viêm tới phần cơ xương và mô dưới da
-
Giai đoạn 5: Vết loét ở dạng mãn tính, xung qunh vùng loét hình thành bì hóa (sẹo hóa).
3. Cách chăm sóc và điều trị vết loét do tì đè
- Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần. Nếu tình trạng vết loét của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm nhất có thể. Bất kì biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.
- Cần rửa vết loét với nước sạch hay với nước muối. Sử dụng lực tác động tối thiểu khi rửa hay làm sạch vết loét.
- Khi bị vết loét do tỳ đè, không nên sử dụng thường xuyên chất khử trùng nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng). Với vết loét này tốt nhất là chỉ nên sử dụng chất sát khuẩn trong một thời gian nhất định cho tới khi vết thương sạch và tình trạng viêm của vùng da xung quanh giảm.
- Băng dán vết thương phải sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không cần phải thay băng hàng ngày vì có thể tác động không tốt tới vết thương. Bạn có thể sử dụng Nacurgo để bao phủ và bảo vệ vết thương, giúp vết thương mau lành.
Nacurgo màng sinh học
- Quan sát và đánh giá thường xuyên vết thương sẽ kiểm soát được quá trình tiến triển trong điều trị và thay đổi mục đích điều trị khi cần thiết.
- Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng.
- Xung quanh vết loét cần phải giữ sạch. Nếu vết loét bị nhiễm khuẩn, thì nên sử dụng loại kháng sinh thích hợp.
4. Lời khuyên và cách phòng tránh vết loét do tỳ đè
Các biện pháp chăm sóc da phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa hình thành vết loét do tỳ đè, bao gồm kiểm tra và làm sạch da thường xuyên.
Vùng da trên các xương lồi cần được chăm sóc nhẹ nhàng và dưỡng ẩm nếu vùng da đó bị khô. Và điều quan trọng là tránh gây áp lực lên các khu vực dễ bị tổn thương viêm loét do tì đè hoặc trong trường hợp loét đã được hình thành.
Đối với người bệnh bị bệnh, không thể đi lại được, nên thường xuyên thay đổi, xoay trở tư thế nằm hoặc ngồi 30 phút đến 1 tiếng/ lần để tránh hình thành vết loét.
Ga giường phải là loại mền, không gây khó chịu cho người bệnh.
Thường xuyên theo dõi các vị trí dễ hình thành vết loét.
Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (trong giờ hành chính)
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY.