Nhiều người vẫn tin rằng ong đốt có thể chữa bệnh, nhưng ong đốt có lợi không thì còn là một câu hỏi đang bỏ ngỏ vì thực tế chưa thấy ong có thể chữa bệnh cho người mà còn có thể gây tử vong. Khi bị nọc ong đốt, nạn nhân có thể nổi mề đay, ngứa, đau nhức tại chỗ bị đốt, nếu nặng có thể bị sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản, suy hô hấp, suy thận…Nguy hiểm đến tính mạng.
Nội dung bài viết
1. Nọc ong khi bị ong đốt có nguy hiểm không?
Nọc ong bao gồm nhiều thành phần phức tạp và được chia ra thành hai loại: một loại bản chất là protein và thành phần còn lại bản chất không phải là protein. Glycoprotein và polypeptide là các dị nguyên chủ yếu, các dị nguyên chủ yếu bản chất là protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kháng thể IgE đặc hiệu. Các dị nguyên chính bao gồm: phospholipase A, acid phosphatase, hyaluronidase, dị nguyên C và melittin, Api M6 vừa được xác định là dị nguyên mới của ong mật, có vai trò gây ra tới 40% các phản ứng dị ứng do ong mật đốt. Tuy nhiên, dị nguyên quan trọng nhất là phospholipase A.
2. Các phản ứng dị ứng nguy hiểm khi bị ong đốt
Phản ứng dị ứng thông thường khi bị ong đốt thường là cảm giác đau, sưng phù, ngứa, ban đỏ tại vị trí đốt và các biểu hiện trên có thể biến mất sau một vài giờ không cần điều trị gì hoặc điều trị bằng kháng histamin tại chỗ. Việc xác định đối tượng nào gây ra vết đốt là rất quan trọng, vì mỗi loài côn trùng, ong lại có các thành phần dị nguyên khác nhau và mức độ gây ra các phản ứng dị ứng cũng khác nhau.
Ong đốt thường để lại kim và túi chứa nọc độc trên da vị trí đốt, các loại côn trùng khác thường không để lại dấu vết gì. Phản ứng dị ứng do ong đốt được chia làm 4 mức độ: Mức độ phản ứng tại vị trí đốt; Mức độ 2: phù mạch hoặc mày đay toàn thân; mức độ 3: co thắt phế quản và mức độ 4 nguy hiểm nhất gây sốc phản vệ và tổn thương nhiều cơ quan.
3. Xử trí dị ứng do ong đốt như thế nào?
– Dùng tay hoặc nhíp để gắp nọc ong ra. Không nặn ép vòi chích vì động tác này làm cho nọc độc của ong lan xa hơn ra xung quanh, khiến vết đốt càng bị sưng to hơn.
– Rửa và sát trùng vùng da bị ong đốt bằng xà phòng và nước ấm, sau đó bôi dung dịch sát khuẩn như betadine hoặc cồn lên vết đốt 2 lần/ngày.
– Uống nhiều nước để thải độc tố, chườm lạnh lên vết đốt giúp cho giảm đau, chữa sưng.
Sau đó đến các cơ sở y tế để được chỉ định sử dụng thuốc tiếp theo nếu trường hợp xảy ra dị ứng.
4. Ngoài ra có một số cách chữa sưng theo quan niệm dân gian như sau:
– Lấy 1 đóa hoa tươi (bất kể hoa gì) xát vào chỗ bị đốt giúp cho giảm sưng ngay.
– Lấy rau dền vò nát xát vào chỗ ong đốt sẽ làm dịu đau buốt rất nhanh, chữa sưng.
– Lấy lá hẹ giã nát đắp vào chỗ ong đốt giúp giảm sưng nề, chữa sưng.
– Lấy 15 gram lá phù dung tươi, cho thêm 1 ít muối giã nát đắp vào vết ong đốt…
(Lưu ý: các loại lá, hoa sử dụng phải rửa thật sạch để tránh bị nhiễm trùng)
5. Băng vết thương dạng xịt Nacurgo – giảm thiểu nguy hiểm do ong đốt
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử trí vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn, giúp vết ong đốt nhanh lành.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do giúp giảm đau và chữa sưng khi bị ong đốt.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcuminvà tinh chất trà xanhCamellia Sinensis giúp sát khuẩn vết đốt của ong, giảm đau, giảm sưng, giúp vết đốt nhanh lành.
Tư vấn trực tiếp về ong đốt có nguy hiểm không và cách chăm sóc vết thương từ các chuyên gia (miễn cước gọi) : 18006626 (miễn cước cuộc gọi trong giờ hành chính)
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY