Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng thần kinh của bênh tiểu đường, khi bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm trùng bàn chân thường rất khó chữa, chi phí cao và đôi khi bệnh nhân phải cắt bỏ chân để bảo toàn tính mạng. Dưới đây là nguyên nhân và một số cách chữa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường do chuyên gia Nacurgo cung cấp mà người nhà và bệnh nhân tiểu đường nên biết.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Tình trạng nhiễm trùng gặp ngay cả với người bình thường, nó xảy ra khi chân gặp một vết thương có thể rất nhỏ nhưng không được chú ý và điều trị đúng cách gây nhiễm trùng bàn chân. Việc điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường thường khó chữa vì ở bệnh nhân tiểu đường hiện tượng nhiễm trùng bàn chân thường nặng và khó chữa hơn so với người bình thường.
Bàn chân bị nhiễm trùng
Ở bệnh nhân tiểu đường do lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường, chức năng của bạch cầu trong máu bị hạn chế, hệ thống miễn dịch bị giảm sút vì vậy ở bệnh nhân tiểu đường khi gặp một vết thương nhỏ cũng rất dễ nhiễm trùng và thường gặp bởi sự tấn công của rất nhiều loại vi trùng.
Việc điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường thường rất tốn kém do vết loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường nguyên nhân không chỉ do nhiễm trùng thông thường mà còn do bệnh lý thần kinh bị tổn thương, tổn thương động mạch, chính vì vậy việc điều trị nhiễm khuẩn với bệnh nhân tiểu đường thường khó chữa và cần nhiều thủ thuật tốn kém.
2. Cách điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường nhẹ có thể điều trị tại ở nhà và có hướng dẫn của nhân viên y tế, nhẹ nên tới cơ sở y tế để được điều trị đúng cách nhất. Dưới đây là một số cách điều trị thông thường.
Điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ
Thuốc bôi tại chỗ
Thuốc bôi tại chỗ vết thương ngăn không cho vết thương lan rộng và kích thích sự hình thành mô mới. Trước khi bôi thuốc lên vết nhiễm trùng cần cắt bỏ phần hoại tử, làm sạch vết nhiễm trùng bằng nước muối sinh lý và đặc biệt lưu ý là hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng thuốc, không tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào để bôi lên vết thương.
Hạn chế tác động lên vết thương
Khi bệnh nhân bị thương ở chân và nhiễm trùng vết thương nên cho bệnh nhân hạn chế đi lại, nếu cần thiết phải đi lại nên cho bệnh nhân di chuyển bằng xe lăn, nạng, dép không chạm vào vết thương… việc kiêng không chạm vào vết thương giúp bảo vệ vết thương không bị tổn thương thêm và giúp vết thương nhanh lành.
Chăm sóc vết thương
Khi chăm sóc nhiễm trùng bàn chân tiểu đường cần chú ý thường xuyên rửa sạch vết thương và băng vết thương bằng băng gạc nhẹ nhàng, không gây tổn thương cho vết nhiễm trùng. Người nhà bệnh nhân có thể tham khảo băng vết thương dạng xịt Nacurgo, giúp bảo vệ vết thương, kích thích vết thương nhanh lành mà không gây ra bất kỳ một tổn thương nào cho vết nhiễm trùng.
Sử dụng kháng sinh
Để ngăn chặn sự lây nhiễm của vết thương, kháng sinh được sử dụng ngay cả khi vết thương chỉ có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh cho vết thương cần sử dụng trong thời gian từ 4-6 tuần.
Kiểm soát đường huyết
Cần có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát đường huyết
Do đường huyết trong máu cao hơn bình thường nên bệnh nhân bị giảm khả năng miễn dịch, vết thương chậm lành hơn bình thường. Vì vậy bên cạnh chăm sóc và điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường nên đi kèm với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Việc điều chỉnh đường huyết có tác dụng hỗ trợ điều trị vết nhiễm trùng vết thương rất tốt.
Ghép da, phẫu thuật
Việc ghép da thường được áp dụng với vết thương khá lớn và việc điều trị bằng phương pháp thông thường không có hiệu quả.
Phẫu thuật ở đây chủ yếu là loại bỏ phần hoại tử, mô chết của vết thương. Đôi khi với một số vết thương cần phẫu thuật nối mạch máu để máu có thể đi tới cung cấp dinh dưỡng cho vết thương, giúp vết thương nhanh lành, tránh cắt cụt chân.
Phẫu thuật cắt chân
Phương pháp phẫu thuật này là bắt buộc đối với vết thương nhiễm trùng quá nặng ( tổn thương xương, mạch máu), nếu không được phẫu thuật cắt bỏ có thể gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
3. Chú ý trong điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Chú ý trong ăn uống, cân bằng đường huyết trong máu hỗ trợ cho vết thương nhanh lành.
Không được dùng bất kỳ một loại thuốc gì bôi lên vết thương hoặc uống mà không có sự đồng ý của nhân viên y tế.
Khi vết thương nặng cần tới cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, không nên tự ý điều trị ở nhà.
4. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).