Vết thương là sự cắt đứt hay dập rách da và tổ chức dưới da hoặc các tổ chức khác của cơ thể. Phân loại vết thương có thể chia làm hai loại : phân loại vết thương dựa trên tình trạng nguyên vẹn của da và phân loại vết thương theo mức độ nhiễm trùng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vết thương, trong đó nguyên nhân chính là do phẫu thuật, bị cắt, đâm, do hóa chất, nhiệt, ma sát và cũng có thể là do một số bệnh gây nên. Khi bị thương nếu không điều trị đúng đắn sẽ làm cho vết thương lâu lành, thậm chí để lại biến chứng xấu. Vì vậy, kiến thức về phân loại vết thương để sơ cứu và chăm sóc vết thương đúng cách là rất cần thiết với tất cả mọi người.
Nội dung bài viết
1. Phân loại vết thương dựa trên tình trạng nguyên vẹn của da
Vết thương hở
Vết thương hở cũng có thể phân loại dựa trên đối tượng gây nên vết thương. Các loại vết thương hở là: Vết mổ, rạch gây ra bởi vật sắc nhọn như dao, thủy tinh vỡ. Vết bỏng (bỏng do nước sôi, acid, lửa…). Các vết cắt, vết thương có thể xuất hiện thường xuyên hoặc không thường xuyên, tuy nhiên trong cuộc sống không thể tránh khỏi bị những vết thương thông thường ấy.
Các vết trầy da, vết thương trên bề mặt trong đó lớp da bề mặt bị mất đi, vết trầy xảy ra do có sự cọ xát của da với bề mặt gồ ghề. Chấn thương khi mất một phần mô cơ thể, vết thương này có thể xảy ra do tai nạn, phẫu thuật cắt một phần cơ thể. Ngoài ra còn có vết thương do bị đâm, đạn bắn…
Vết thương kín
Vết máu tụ hay còn goi là tụ máu dưới da, vết thương này có nguyên nhân da bị va đập hoặc có nguyên nhân bệnh lý như sốt xuất huyết, bầm máu…
Thông thường các vết thương dưới da (vết thương kín) có thể tự khỏi mà không cần có biện pháp điều trị. Đối với các vết thương hở nên có phương pháp điều trị đúng đắn để vết thương nhanh lành và không gây biến chứng vết thương.
2. Phân loại vết thương dựa trên mức độ nhiễm trùng vết thương
Vết thương sạch: một số vết thương xảy ra không bị vi khuẩn xâm nhập, không có sự hiện diện của vi khuẩn lên vết thương, vết thương dạng này không cần dùng thuốc, vết thương có thể tự khỏi và thông thường không có biến chứng sau khi vết thương lành.
Vết thương bị nhiễm bẩn: thường xảy ra do tai nạn, có vi sinh vật gây bệnh và các vật thể lạ bám vào vết thương. Với vết thương dạng này nên làm sạch vùng da bị tổn thương, loại bỏ dị vật bám vào vết thương.
Vết thương nhiễm trùng: Một số dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng như vết thương có màu vàng, chảy mủ, đau và đỏ. Vết thương dạng này nên dùng thuốc kháng sinh và có phương pháp điều trị bằng thuốc cho vết thương nhanh lành.
Ngoài ra có một số vết thương có hiện tượng nhiễm khuẩn mãn tính, rất khó điều trị. Khi bị vết thương nhiễm khuẩn mãn tính nên có sự chăm sóc của nhân viên y tế.
3. Băng vết thương dạng xịt Nacurgo chăm sóc hiệu quả vết thương
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử trí vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn vết thương, để vết thương nhanh lành gấp 3-5 lần bình thường và không dẫn đến những hậu quả nặng nề như nhiễm trùng máu, hoại tử dẫn đến phải cắt chi.
Nacurgo cũng giúp việc xử lý vết thương thật đơn giản chỉ với thao tác xịt và không gây đau đớn vì phải thay băng như dùng băng gạc thông thường do lớp màng Polyesteramide có thể tự phân hủy sinh học. Bạn chỉ cần xịt lớp màng mới sau mỗi 4-5 tiếng mà không hề gây tác động mạnh và ảnh hưởng tới tổn thương.
Để được tư vấn về phân loại vết thương và cách chăm sóc vết thương, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (trong giờ hành chính) hoặc 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính).
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!