Thuốc sát trùng vết thương được biết tới với công dụng là sát khuẩn vết thương, chống nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự dùng đúng cách loại thuốc này, và hậu quả là nó làm vết thương lâu khỏi hơn bình thường. Dưới đây là một số loại thuốc chống nhiễm trùng vết thương thường dùng và cách sử dụng.
1. Các loại thuốc sát trùng vết thương thường dùng
Từ lâu mọi người đã biết dùng các loại thuốc sát trùng vết thương để rửa vết thương như: thuốc tím, thuốc đỏ, cồn, oxi già… tuy nhiên việc dùng các loại thuốc sát trùng vết thương có đúng hay không thì chưa được chú ý.
Thuốc tím: thuốc tím được biết tới với khả năng diệt khuẩn phổ rộng, thường được dùng để sát trùng vết thương với thành phần là KMnO4. Thuốc tím có khả năng diệt vi khuẩn, nấm, tảo do oxy hóa màng tế bào của vi sinh vật, phá hủy các enzyme của tế bào.
Cồn: dung dịch cồn tốt nhất được dùng ở nồng độ 700, cồn tiêu diệt vi khuẩn theo nguyên tắc thẩm thấu vào bên trong tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng, nếu nồng độ cồn cao hơn có thể làm cứng lớp màng protein của vi khuẩn, từ đó cồn không thể thẩm thấu và tiêu diệt được. Bên cạnh đó nếu nồng độ cồn quá thấp thì tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cũng kém hơn.
Oxi già: Nước ô xy già còn có tên khoa học là Hydrogen peroxid được sử dụng như một thuốc kháng khuẩn thứ yếu, có tác dụng tẩy uế, làm sạch vết thương và khử mùi.
Vì thế ngoài việc sử dụng để làm sạch vết thương, vết loét, nước ô xy già còn được sử dụng kết hợp với những chất khử khuẩn khác để tẩy uế tay, da và niêm mạc; rửa miệng trong điều trị viêm miệng cấp và súc miệng khử mùi; làm sạch ống chân răng và hốc tủy răng, nhỏ tai để loại bỏ ráy tai…. Ngoài ra, nước ô xy già còn có tác dụng cầm máu nhẹ.
Thuốc đỏ: Ngoài công dụng sát khuẩn, thuốc đỏ còn có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Vì vậy, thuốc đỏ thường được sử dụng trong sát trùng vết thương.
2. Những lưu ý khi dùng thuốc sát trùng vết thương
Thuốc tím: Trong thành phần của thuốc tím có Kali, Mangan là những chất không tốt cho sức khỏe. Thậm chí bạn có thể bị ngộ độc thuốc tím nếu không may uống nhầm. Nó khiến bệnh nhân nôn ói, loét niêm mạc, thủng dạ dày.
Cồn: Khi dùng cồn không được để gần lửa, không được uống, không được để cồn bắn vào mắt. Thêm vào đó, chỉ dùng cồn đúng nồng độ 70 độ để đạt hiệu quả sát khuẩn vết thương tốt nhất
Thuốc đỏ: mặc dù thường được dân gian tin dùng nhưng dung dịch thuốc đỏ không tốt vì nó có chứa thủy ngân. Vậy nên dung dịch này chỉ nên dùng với vết thương nhỏ, vết xây xước nhẹ, không hở và không gần mạch máu vì thủy ngân nếu ngấm vào máu có thể gây ngộ độc, thậm chí chết người.
Oxi già: Oxi già có tác dụng oxi hóa khá mạnh. Khi sử dụng loại thuốc này sát trùng vết thương, cần chú ý đến hàm lượng của nó. Thông thường nên sử dụng dung dịch oxi già 3%, nếu hàm lượng lớn hơn dễ gây bỏng.
Oxi già thông thường để sát khuẩn vết thương mới, có mủ và vết thương có hiện tượng nhiễm trùng nặng, đặc biệt vết thương có dị vật. Lý do là vì khi sử dụng oxi già có hiện tượng sủi bọt, đẩy mô chết và dịch mủ, đẩy dị vật ra ngoài. Không sử dụng dung dịch oxi già cho vết thương đang lành vì nó có thể làm tổn thương mô mới. Nếu uống nhầm oxi già sẽ gây hoại tử ruột, viêm thực quản… vì vậy nên tránh xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là một số thuốc sát trùng vết thương thường được dùng. Tuy nhiên theo các chuyên gia tại Nacurgo, không nên dùng quá nhiều dụng dịch sát khuẩn vết thương mạnh vì nó có khả năng làm kéo dài thời gian điều trị vết thương do nó có khả năng làm hỏng mô mới hình thành. Cách rửa và sát trùng vết thương tốt nhất chính là dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0.9%, vừa có tác dụng sát khuẩn và làm sạch vết thương, vừa tránh tổn thương mô lành và không độc hại.
Dùng kháng sinh làm thuốc bôi vết thương cũng nên hạn chế vì nó làm cho vi khuẩn có hiện tượng miễn nhiễm với kháng sinh. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, hiện nay Băng vết thương dạng xịt Nacurgo chứa màng sinh học Polyesteramide được xem là một giải pháp ưu việt không chỉ giúp bao phủ bảo vệ vết thương ngăn nhiễm khuẩn, mà còn giúp kích thích tái tạo mô hạt cho vết thương nhanh lành. Nacurgo được sử dụng ngay sau khi vệ sinh vết thương với nước muối sinh lý nhằm bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành thương.
3. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử trí vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn vết mụn, để vết mụn nhanh lành gấp 3-5 lần bình thường và không dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các loại tổn thương da, bỏng, mụn nhọt vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)