Vết côn trùng cắn là vết thương thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi. Các vết côn trùng cắn thường không quá nguy hiểm nhưng chúng gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, vết côn trùng cắn cần được xử lý đúng cách để có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng.
Nội dung bài viết
1. Vết côn trùng cắn và cách phân biệt
Côn trùng thường cắn để hút máu. Bản thân các vết cắn thường không đau nhưng chúng gây ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt khó chịu khi bị nhiều vết cắn hoặc bị cắn nhiều lần.
Phân biệt các vết côn trùng cắn
Trong hầu hết mọi trường hợp khi bị côn trùng cắn, người bị cắn khó có thể xác định được loài côn trùng nào đã cắn. Những phản ứng của vết cắn rất khác nhau và thường dẫn đến chẩn đoán sai. Điều quan trọng là phải xác định được đã bị cắn ở đâu và tìm kiếm các dấu hiệu khác để xác định xem là loài côn trùng nào đã cắn để có cách xử lý vết cắn, ngoài ra phải đảm bảo rằng khu vực bị cắn được xử lý hết loại côn trùng đó tránh để sau này không bị cắn.
Nhạy cảm với vết côn trùng cắn
Côn trùng có vẻ thích cắn một số người và chúng ta có mức độ nhạy cảm khác nhau đối với các vết cắn đó. Trẻ em và những người đã bị cắn nhiều lần thường nhạy cảm hơn.
Khi bị côn trùng cắn, thông thường ít khi phải điều trị y tế. Tuy nhiên, hãy gọi cấp cứu ngay nếu một vết cắn gây sưng họng, miệng hoặc lưỡi, thở hạn chế.
Khi bị côn trùng chích (thường là do ong vò vẽ hoặc ong) thì có nhiều rủi ro bị dị ứng hơn là bị côn trùng cắn. Hãy gọi cấp cứu nếu nghi bị chích hoặc có các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng với vết chích.
2. Điều trị các vết côn trùng cắn
- Đầu tiên, việc rửa sạch khử trùng các vết bị côn trùng cắn là rất quan trọng. Nếu côn trùng để lại bất kỳ cái gì (như răng, nọc…)cho vết thương, hãy loại bỏ cẩn thận bằng móng tay hoặc nhíp. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch cồn rửa tay.
- Đắp một miếng gạc lạnh hoặc sử dụng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Nacurgo có chứa Nano Curcumin là chất kháng viêm và kháng khuẩn và màng sinh học tự phân hủy polyesteramide, giúp vết cắn giảm sưng và ngứa.
- Vết sưng do côn trùng cắn có thể mất hơn một tuần để xẹp và vẫn ngứa ngáy trong vài ngày. Tuy nhiên, không nên cố gãi ở chỗ vết cắn vì có thể sẽ làm ngứa thêm và có thể khiến chỗ vết cắn bị nhiễm khuẩn. Tiếp tục xịt Nacurgo cho đến khi vết thương hết sưng và ngứa. Tham khảo thêm về mẹo chữa ong đốt nên biết.
Nên tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời nếu:
- Bị sưng hoặc đau nghiêm trọng khiến người bị đau không thể đi lại hoặc ngủ được.
- Vết sưng không có dấu hiệu chuyển biến tốt và tiếp tục trầm trọng hơn sau khi bị cắn1 ngày.
- Vết cắn có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
- Khi bị côn trùng cắn liên tục chẳng hạn như do bọ chét có thể khiến da trở nên nhạy cảm và bị viêm da. Hãy hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để được điều trị.
3. Lời khuyên và cách phòng tránh
Khi gia đình bạn ở những nơi có nhiều côn trùng hoặc vào mùa có côn trùng bạn nên sử dụng một trong những cách sử lý vết côn trùng cắn như sau:
- Đóng cửa sổ vào ban đêm hoặc sử dụng màn chắn để ngăn không cho côn trùng vào nhà.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dùng các biện pháp tiêu diệt các loại côn trùng.
- Mặc áo dài tay, quần dài, đi giầy và đội mũ khi phải ra ngoài vào buổi tối, đặc biệt là đi qua các bụi rậm, chỗ có nhiều cây cối.
- Nên có trong nhà các dụng cụ xử lý vết côn trùng cắn…
Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (trong giờ hành chính) hoặc 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính).
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!