Tiểu đường gây ngứa là một biến chứng thường xảy ra với bệnh nhân tiểu đường. Ngứa là phản ứng của cơ thể cho thấy bệnh nhân đang có chế độ sinh hoạt chăm sóc chưa đúng đắn. Do vậy, khi nhận thấy những bất thường ở da, móng tay, da đầu bạn nên tới bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị biến chứng kịp thời. Sau đây là 5 nguyên nhân chính của triệu chứng tiểu đường gây ngứa
Nội dung bài viết
5 nguyên nhân của tiểu đường gây ngứa
1. Suy thận và xơ gan, nguyên nhân của tiểu đường gây ngứa
Suy thận và xơ gan được biết tới là nguyên nhân đầu tiên của tiểu đường gây ngứa do có sự ứ đọng chất ure và bilirubin. Trong trường hợp này bệnh nhân nên đi khám để được điều trị biến chứng gan thận và cải thiện tình trạng ngứa ở bệnh nhân tiểu đường. Với trường hợp suy thận thì phương pháp chạy thận nhân tạo định kỳ là phương pháp cơ bản để cải thiện tình trạng ngứa ở da, tuy nhiên với bệnh xơ gan thì khó hơn vì hiện nay chưa có phương pháp thay gan mà chỉ có thể dùng thuốc hỗ trợ chức năng gan.
2. Vi khuẩn
Bệnh nhân tiểu đường do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, trong khi đó da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dễ bị tổn thương. Vì những nguyên nhân trên nên bệnh nhân thường bị những bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra như: viêm da, viêm chân tóc, viêm chân lông…
Với những trường hợp tiểu đường gây ngứa do nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Nhiễm nấm
Nấm gây ngứa
Bệnh tiểu đường do nhiễm nấm ở những vị trí như kẽ tay, bàn chân, háng, bụng… nguyên nhân gây bệnh thông thường là do người bệnh không vệ sinh và lau khô những vùng ẩm của da như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, háng… khi bệnh nhân bị ngứa do nấm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị nấm để điều trị.
4. Dị ứng thuốc
Bệnh nhân tiểu đường thường phải dùng rất nhiều loại thuốc và có thể thay đổi theo từng giai đoạn, từng biến chứng của bệnh, nên ngứa có thể xuất phát từ việc dị ứng thuốc. Khi người bị tiểu đường nhận thấy những khác thường khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải báo ngay cho bác sĩ điều trị. Tránh để bệnh biến chứng không đáng có.
5. Tổn thương mạch máu
Lượng đường trong máu cao gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng da làm da bị khô, sần gây ngứa. Với các vị trí ở chân sẽ hình thành các vết tròn, khác màu gây ngứa ngáy.
Những lưu ý cần thiết
Để khắc phục những tình trạng ngứa trên bệnh nhân nên kiểm soát chế độ ăn uống, kiểm tra lượng đường có trong máu để điều đường huyết về trạng thái cân bằng.
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những thay đổi bất thường trên da.
Khi triệu chứng trở nên ngày càng khó chịu, cảm giác ngứa tăng cao, lúc đó bệnh nhân nên đi khám để được điều trị kịp thời.
Khi da bị ngứa không nên gãi, sẽ gây tổn thương da
Khi da bị ngứa không nên gãi, sẽ gây tổn thương da
Khi da bị tổn thương nên rửa sach bằng nước muối sinh lý sau đó sử dụng sản phẩm Nacurgo lên vết thương để bảo vệ vết thương chống nhiễm trùng và kích thích vết thương hình thành tế bào mới.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).