Liên cầu và tụ cầu là 2 loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm da liên cầu khuẩn. Bình thường chúng không gây hại, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, yếu tố bảo vệ của cơ thể suy giảm, môi trường thuận lợi giúp tụ cầu và liên cầu phát triển, tăng tiết độc tố, gây bệnh. Hiểu rõ về bệnh viêm da do liên cầu khuẩn, biều hiện và cách điều trị để sớm nhận biết, giúp bệnh nhanh lành, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể sảy ra.
1. Các bệnh viêm da do liên cầu khuẩn
Bệnh viêm da do liên cầu khuẩn có nhiều thể với nhiều biểu hiện khác nhau và cách điều trị khác nhau:
Bệnh viêm da do liên cầu khuẩn gây chốc lây: Nguyên nhân do liên cầu khuẩn phối hợp với tụ cầu gây bệnh, trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn. Ban đầu tổn thương xuất hiện một bọng nước nhỏ, lùng nhùng hình tròn, có quầng viêm đỏ. Nước trong dần dần thành mủ đục, sau đó đóng vẩy tiết vàng, dưới lớp vảy là một lớp chợt đỏ, nông, không cộm. Chốc thường gặp ở đầu, cổ, mặt, các chi, từ đó lan ra các chỗ khác, rất dễ lây nên còn gọi là chốc lây gây viêm hạch ở vùng lân cận.
Cách điều trị viêm da do liên cầu khuẩn gây chốc lây: vệ sinh khu vực da tổn thương thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Chốc có phỏng mủ chưa vỡ thì dùng kim sát khuẩn chọc mủ ra cho mủ thấm vào bông, không để mủ dây ra vùng da lành. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn xanh methylen 1%, eosin 2% hoặc mỡ chlorocid 1%… Cho uống kháng sinh (nếu cần thiết). Sử dụng màng sinh học Polyesteramide để bao phủ, bảo vệ vùng da tổn thương, tránh bội nhiễm. Tránh dùng chung đồ với người bệnh để tránh lây lan.
Viêm cầu khuẩn gây chốc loét (ecthyma): tổn thương da lan sâu đến trung bì, thường ở chi dưới, nhất là ở chi có giãn tĩnh mạch. Bệnh bắt đầu bằng một phỏng nước hoặc một phỏng mủ, sau phỏng mủ vỡ, đóng vảy dày màu vàng sẫm hoặc nâu đen, có vảy thành nhiều lớp đùn cao lên gọi là vảy ốc. Bóc vảy để lại một vết loét đứng thành, nền tái, rớm mủ, ít nụ thịt, quanh vết loét da tái tím, tiến triển dai dẳng, khó lành.
Điều trị viêm da do liên cầu khuẩn gây chốc loét: rửa vết loét bằng dung dịch thuốc tím 1/4.000, chấm dung dịch nitrat bạc 0,25 – 0,50%, bôi mỡ kháng sinh. Cho bệnh nhân uống hoặc tiêm kháng sinh. Sử dụng băng vết thương tạo màng sinh học để làm khô vết loét, bao phủ và bảo vệ vùng da bị tổn thương, tránh tình trạng loét sây hơn. Dinh dưỡng tốt kết hợp với sử dụng vitamin A, B1, C…
Viêm da do liên cầu khuẩn gây hăm kẽ (intertrigo): Gặp ở trẻ em mập mạp hoặc người lớn béo mập, ra mồ hôi nhiều, tổn thương hay gặp ở nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, ở rốn, các ngấn da. Nếp kẽ đỏ da, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, nếu cọ sát, nhiễm bẩn, trợt loét chảy nước, chảy mủ, rất đau rát.
Điều trị viêm cầu khuẩn gây hăm kẽ: Cần rửa bằng nước thuốc tím 1/4.000, chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%, bôi hồ nước, tránh bôi thuốc mỡ. Sử dụng màng sinh học Polyesteramide để bao phủ và bảo vệ vùng da bị tổn thương tránh hiện tượng nhiễm khuẩn, loét sâu.
Phòng bệnh: Trẻ em cần năng tắm rửa, thay tã lót, rắc phấn rôm vào các nếp kẽ.
Viêm da do liên cầu khuẩn gây chốc mép (perlech): Hay gặp ở trẻ em, hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vảy vàng, đau rát, dễ chảy máu, kèm đau hạch dưới hàm.
Điều trị: chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%, mỡ kháng sinh kết hợp với màng sinh học để bao phủ bao vệ.
Viêm da do liên cầu khuẩn gây viêm quầng (erysipelas): Là bệnh nhiễm khuẩn da và dưới da do chủng Streptococcus pyogenes độc tố cao. Bệnh có thể gây tử vong kể cả khi điều trị tại bệnh viện trước đây. Thời gian ủ bệnh 2 – 5 ngày, khởi phát sốt cao đột ngột, có khi co giật ở trẻ em, đau đầu, sốt rét và nôn. Da vùng bệnh cảm thấy căng, ngày thứ hai thấy đỏ, phù, bóng. Đám viêm quầng di liên cầu khuẩn màu đỏ tươi, từ vài cm đến hàng chục cm, hơi cao hơn mặt da, nề, cộm, ranh giới rõ, có bờ nhô cao. Đau, nhất là bóp vào thì rất đau. Phù nề mi mắt, sinh dục hoặc ban đỏ có giới hạn rõ, mụn nước ở rìa hoặc có khi là đám phù nề, sưng nóng, đỏ, đau, giới hạn rõ, ở giữa tổn thương là phỏng nước hay bị loét hoại tử. Bệnh nhân sốt cao li bì, hạch gần tổn thương sưng đau. Có thể biến chứng viêm nội tâm mạc, viêm khớp, màng não. Ở trẻ em, tỷ lệ tử vong 50% nếu có biến chứng.
Điều trị liên cầu khuẩn gây viêm quầng: chú ý điều trị cả các biến chứng như viêm cầu thận, áp-xe dưới da, nhiễm khuẩn huyết. Dùng kháng sinh mạnh ngay từ đầu. Lưu ý phối hợp điều trị triệu chứng giảm đau, an thần, vitamin các loại.
2. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử lý vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn các tổn thương ngoài da, giúp các tổn thương da nhanh lành và không để lại các di chứng về sau.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các loại tổn thương ngoài da, vết bỏng, mụn nhọt vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)