Viêm da thể tạng (hay còn gọi là chàm thể tạng, viêm da cơ địa) là bệnh lý mạn tính thường gặp ở trẻ em, một số trường hợp cũng gặp ở các lứa tuổi khác nhau. Bệnh có bản chất duy truyền kết hợp thêm một số yếu tố khác như thể tạng, miễn dịch, tâm lý và thời tiết. Khoảng 70% những người mắc bệnh này thường có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc phải một số bệnh như viêm mũi dị ứng, hen, chàm thể tạng…
1. Biểu hiện của viêm da thể tạng (chàm thể tạng)
Bệnh viêm da thể tạng có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Trẻ xuất hiện những mảng da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn… Trẻ có thể gãi nhiều và chà sát lên các vận dụng trong gia đình, đây chính là nguyên nhân khiến cho vùng da bị viêm dễ nhiễm trùng, gây loét.
Ở trẻ em từ 2 tuổi cho đến dậy thì, tổn thương thường xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối. Những vị trí khác cũng hay gặp là cổ, cổ tay, mắt cá hay nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy. Theo thời gian, vùng viêm da thể tạng trở nên sần sùi, bị thương tổn trắng ra hay sạm đi, da dày lên do cào gãi nhiều (bị liken hóa). Ngoài ra, vùng da dầy xuất hiện các nốt sần, ngứa liên tục.
Người lớn hiếm khi mắc bệnh chàm thể tạng. Triệu chứng viêm da thể tạng (chàm thể tạng) ở người lớn có biểu hiện khác với trẻ em. Thông thường, thương tổn xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối và gáy, diện tích thương tổn lan rộng trên cơ thể. Triệu chứng thể hiện rõ ở cổ và mặt, gây ảnh hưởng xấu đến da vùng quanh mắt, da rất khô, gứa liên tục, da tróc vảy nhiều hơn ở trẻ em, có thể gây nhiễm trùng da. Nếu bị chàm thể tạng trong khoảng vài năm, thương tổn sẽ trở nên dày và sậm màu hơn các vùng da còn lại, gây ngứa liên tục.
Ở những người đã từng bị bệnh lúc nhỏ, khi trưởng thành không còn triệu chứng viêm da thể tạng, tuy nhiên da có thể xuất hiện tình trạng khô, da dễ bị kích ứng, tổn thương mắt như chàm mi, đục thủy tinh thể.
2. Điều trị viêm da thể tạng như thế nào?
Điều trị viêm da thể tạng
Hiện nay chưa có một phương thuốc nào có thể điều trị khỏi hẳn được bệnh viêm da thể tạng (chàm thể tạng), chúng ta chỉ kiểm soát được nó. Tuy nhiên việc điều trị viêm da thể tạng nhằm mục đích ngăn ngừa biến chứng, không cho bệnh trở nên nặng thêm, làm dịu da, giảm ngứa, giảm đau, hạn chế gãi, hạn chế bị nhiễm trùng.
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị khác nhau như sử dụng thuốc, chăm sóc da, thay đổi lối sống. Thuốc cũng như các phương pháp điều trị khác có tác dụng kiểm soát ngứa, giảm viêm, loét da, chống nhiễm trùng, bong vảy nếu có, ngăn ngừa hình thành thương tổn mới. Có nhiều phương pháp điều trị chàm thể tạng tùy thuộc vào thể bệnh, giai đoạn bệnh với mục đích là kiểm soát tình trạng viêm, ngứa.
3. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử lý vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn các tổn thương ngoài da, giúp các tổn thương da nhanh lành và không để lại các di chứng về sau.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các loại tổn thương ngoài da, vết bỏng, mụn nhọt vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)