Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến ở người bị tiểu đường. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc điều trị không kịp thời, vết thương tại bàn chân của người bị tiểu đường dễ bị nhiễm trùng, rất lâu lành, nặng hơn là loét da, hoại tử bàn chân và phải cắt gọt chi để bảo toàn tính mạng của bệnh nhân. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia Nacurgo về cách điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
Nội dung bài viết
Tại sao bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân?
Do lượng đường trong máu cao, insulin không có tác dụng chuyển hóa đường thành dinh dưỡng nuôi hệ thống thần kinh gây tổn thương hệ thống thần kinh. Hệ thống thần kinh bị tổn thương biểu hiện như tay chân tê dần, mất cảm giác khi đau, cảm giác với nhiệt, da chân khô, sần, nứt nẻ dễ bị tổn thương, khi bị nhiễm trùng dễ dẫn tới loét và hoại tử vết thương.
Bàn chân bệnh nhân đái tháo đường
Lượng đường huyết cao sẽ cản trở hoạt động của bạch cầu trong việc tiêu diệt tế bào hoại tử và vi khuẩn lạ xâm nhập. Bên cạnh đó máu không cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi phần mô bị tổn thương vì vậy dù là tổn thương rất nhỏ nhưng không chú ý và điều trị loét bàn chân tiểu đường đúng cách cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng gây loét, hoại tử vết thương. Một số trường hợp phải cắt gọt bàn chân vi hoại tử quá nặng.
Cách chăm sóc và điều trị vết loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
1. Làm sạch vết loét
Loại bỏ phần mô chết và rửa vết thương với nước muối sinh lý (0,9%) để loại bỏ bớt vi khuẩn gây hoại tử vết loét và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Từ những phần mô chết có thể đem xác định lọai vi khuẩn gây hoại tử, từ đó định hướng điều trị đúng cách.
Chú ý: Chỉ nên dùng nước muối sinh lý trong điều trị loét bàn chân tiểu đường chứ không nên dùng oxy già hay dung dịch sát trùng mạnh để tránh làm tổn thương tới mô lành.
2. Băng vết thương
Băng bó vết thương
Mục đích nhằm bảo vệ vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn và tạo môi trường thuận lợi cho vết loét nhanh lành. Các loại băng vết thương được dùng nên là các loại gạc có tính hấp thụ cao và là vật liệu thay thế cho da, để bao phủ vết loét.
Loại băng vết thương nên dùng là băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng, có tác dụng rất tốt trong điều trị loét bàn chân tiểu đường.
3. Hạn chế cho bệnh nhân đi lại, ảnh hưởng tới vết loét
Bệnh nhân khi bị vết loét ở chân nên nghỉ ngơi tại giường, không nên đi lại tránh va chạm vào vét loét. Nếu bắt buộc phải đi lại nên dùng xe lăn, nạng, giầy nửa đế…
4. Điều trị nhiễm trùng
Việc dùng kháng sinh trong điều trị loét bàn chân tiểu đường là bắt buộc dù ở dạng uống hoặc tiêm. Đặc biệt phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ và không được tự ý dùng thuốc.
Khi vết loét đã nhiễm trùng nặng và sâu vào xương, cơ, lúc này điều bắt buộc là phải cắt chi nếu không sẽ gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân do nhiễm trùng máu.
5. Điều trị các bệnh lý đi kèm
Bệnh nhân tiểu đường bên cạnh việc điều trị loét bàn chân vẫn phải chú ý kiểm soát đường huyết trong máu, cải thiện khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu bằng cách kiểm soát chế độ ăn và nếu cần thiết thì phải tiêm Insulin tạm thời.
Cân bằng điện giải trong máu bằng cách bổ sung nước điện giải Oresol.
Truyền máu nếu cần.
Lời khuyên trong cách chăm sóc bàn chân người bị bị tiểu đường
- Nên chọn loại tất tốt, mềm mại, khi đi chú ý không có sỏi, sợi quấn vào ngón chân gây vết thương
Giày dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường
- Đi giầy mềm dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường, không nên đi chân trần, giầy cứng.
- Giữ cho chân tư thế thoải mái nhất, không vắt chéo chân, không quấn chun quanh cổ chân, nên tập cử động chân và ngón chân vài lần trong ngày cho máu lưu thông.
- Khi bị vết thương cần điều trị ngay để vết thương không bị nhiễm trùng gây loét.
- Vết thương nặng và có dấu hiệu loét cần tới ngay cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da tiểu đường TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).