Nạn nhân khi bị chảy máu cần căn cứ vào vị trí vết thương và mức độ nghiêm trọng để có cách cầm máu vết thương đúng, tránh sai kỹ thuật. Thao tác cầm máu vết thương đòi hỏi phải vừa nhanh vừa đúng. Nếu chậm trễ, nạn nhân sẽ mất nhiều máu gây choáng váng. Nếu sai kỹ thuật sẽ làm liệt chi nạn nhân. Cả 2 trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Nội dung bài viết
1. Nhận biết vị trí chảy máu
Chảy máu mao mạch
Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể, phụ thuộc vào hai mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch. Khi vết thương xảy ra ở mao mạch, vết thương chảy máu chậm, tràn ra từ từ sau đó tự đông lại trong vài phút.
Chảy máu tĩnh mạch
Khi chảy máu tĩnh mạch máu có màu sậm, máu chảy từ từ và hình thành máu đông để chặn sự chảy máu tĩnh mạch nhanh nhất. Tuy nhiên cần chú ý nếu chảy máu tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ thì có hiện tượng chảy máu ồ ạt, rất nguy hiểm.
Chảy máu động mạch
Động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể. Khi chảy máu động mạch thì máu sẽ phun thành tia và theo nhịp đập của tim nhanh hay chậm. Lúc này cần phải nhanh chóng cầm máu vết thương tại chỗ và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế không được chậm trễ.
Cầm máu vết thương bằng băng gạc
2. Cách cầm máu vết thương cơ bản với các dụng cụ
Đối với những vết thương nhỏ ( thường là các vết thương ở mao mạch ) máu chảy ra từ từ thì vết thương sẽ tự đông máu sau vài phút. Tuy nhiên với những vết thương ở động mạch hoặc tĩnh mạch, cần phải cầm máu vết thương bằng dụng cụ để giúp máu ngừng chảy và đưa người bị thương đến cơ sở y tế.
(1) Ấn động mạch
Đó là việc dùng tay ấn vào vị trí động mạch dẫn máu tới vết thương, biện pháp gấp chi tối đa cũng là một cách để hạn chế máu chảy tới vết thương. Chúng ta đều biết khi đi tiêm hay lấy máu xét nghiệm y tá nói ấn bông vào vết thương và gập tay lại, đó chính là cách cầm máu vết thương cơ bản nhất.
(2) Băng ép
Dùng băng đè ép chặt vào vết thương, tạo điều kiện cho vết thương hình thành cục máu đông. Phương pháp này dùng cho vết thương không thương tổn tới mạch máu lớn.
(3) Băng chèn
Băng chèn là một dạng băng ép nhưng có thêm vật chèn lên các vị trí động mạch, vật chèn được đặt trên động mạch, vị trí máu đi từ tim tới vết thương và được đặt gần vết thương. Sau khi đặt băng chèn dùng vòng băng siết chặt băng chèn để cố định và ép cho máu hạn chế chảy tới vết thương.
(4) Băng đút nút
Băng đút nút là một loại băng ép có thêm một số bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này dùng với vết thương động mạch, vết thương vùng cổ, vết thương vùng chậu, khe xương.
(5) Kẹp
Kẹp dùng để kẹp mạch máu, thường hay áp dụng với vết thương rộng và nông. Dùng kẹp kẹp mạch máu lại sau đó đưa người bị thương tới cơ sở y tế.
(6) Dùng garo
Biện pháp này dùng dây cao su hoặc dây vải buộc vào chi. Đặt garo khi vết thương không thể cầm máu, dập nát, cụt chi. Ngoài ra biện pháp này còn dùng cho vết thương rắn cắn, ngăn không cho chất độc chạy lan ra khắp cơ thể.
Cầm máu vết thương bằng garo nếu không đúng sẽ gây hiện tượng liệt chi do máu không thể tới để nuôi chi đó. Vì vậy, khi đặt garo phải thường xuyên nới garo, khoảng 4-5 phút nới garo 1 lần. Khi nới garo cần có một người giữ phía trên động mạch sau đó một người sẽ nới garo từ từ. Sau khi nới garo không thấy máu chảy ở mạch vết thương thì có thể không cần thắt lại garo nữa.
Nới garo cần theo dõi biểu hiện trên mặt người bị thương, nếu thấy người bị thương sắc mặt thay đổi đột ngột, tím tái cần phải buộc garo lại ngay. Riêng với trường hợp bị rắn độc cắn thì không được nới garo vì có thể gây nhiễm độc máu.
Trên đây là một số cách cầm máu vết thương cơ bản. Đối với những vết thương lớn, chảy máu nhiều thì sau khi sơ cứu thì cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế để được theo dõi và nếu mất máu quá nhiều có thể truyền máu cho bệnh nhân. Còn với vết thương nhỏ (chảy máu mao mạch) chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo để bảo vệ vết thương, giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo
3. Băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học – Thành tựu y học trong xử trí vết thương
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo là một chai dạng dung dịch mà khi xịt vào vết thương sau vài phút khô đi tạo thành lớp màng sinh học học bao phủ bảo vệ vết thương. Nacurgo chỉ được được sử dụng khi vết thương đã cầm máu, giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành vết thương, với những ưu điểm vượt trội được tin dùng tại các nước phát triển:
Dạng xịt tiện lợi, nhỏ gọn và sử dụng đơn giản: Chỉ cần ấn nhẹ van xịt và xịt dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết thương. Dung dịch Nacurgo sẽ nhanh chóng khô sau vài phút và tạo thành lớp màng sinh học bao phủ, bảo vệ vết thương.
Vết thương được tuần hoàn thông thoáng: Một trong yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương là sự tuần hoàn, thông thoáng. Quá trình lành vết thương xảy ra bất cứ khi nào lưu lượng máu tại chỗ được lưu thông, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì đè hay những vết thương được băng bó chặt thì khó lành. Nacurgo là băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học “siêu thoáng”, giúp vết thương được thở, lưu thông tốt và mau lành.
Nacurgo lành nhanh vết thương gấp 3- 5 lần.
Được chứng minh giúp tổn thương da lành nhanh gấp 3-5 lần: Thành phần màng sinh học Polyesteramide trong Nacurgo là một thành tựu của y học hiện đại, được ví như một màng da nhân tạo giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương,ngăn thấm nước, chống nhiễm khuẩn. Cơ chế làm lành thương tổn chính ở khả năng thúc đẩy hình thành mao mạch và tái tạo tế bào của màng sinh học. Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh (Camellia Sinensis) giúp làm dịu vết thương. Tinh nghệ siêu phân tử (nanocurcumin) giúp nhanh chóng tái tạo tế bào da, ngăn ngừa hình thành sẹo và hạn chế thâm nám tại sẹo.
Không gây đau đớn khi thay băng: Một trong những vấn đề gây lo lắng sợ hãi cho người bị thương là mỗi lần thay băng. Với băng vết thương dạng xịt Nacurgo, lớp màng bao phủ vết thương sẽ tự phân hủy sinh học và bạn chỉ cần xịt lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng. Như vậy, người bị thương hoàn toàn không phải chịu đau đớn do tác động của việc bóc lớp băng gạc cũ và quấn lớp băng gạc mới.
Để được tư vấn về cách cầm máu vết thương và sản phẩm băng vết thương dạng xịt Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (trong giờ hành chính) hoặc 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính).
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!