Khi bị thương, cách chăm sóc cũng như băng bó vết thương phần mềm đúng cách có thể giúp vết thương nhanh lành, tránh biến chứng xấu như nhiễm trùng và hoại tử vết thương. Chủ quan trong việc chăm sóc cũng như băng bó vết thương sẽ dẫn tới những hệ quả khó lường. Dưới đây là một số cách chăm sóc cũng như băng bó vết thương bạn nên biết.
1. Cách chăm sóc vết thương phần mềm
Khi bị thương việc đầu tiên là cần sơ cứu vết thương, tuỳ vào tình trạng vết thương nặng hay nhẹ mà có cách chăm sóc hợp lý.
Cầm máu vết thương: Nếu vết thương chảy máu thì cần phải “chặn” lại bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Đặt phần cơ thể bị chảy máu lên cao. Nếu máu chảy nhiều ở tay, chân thì buộc garo gần chỗ bị thương, cứ 30 phút lại nới garo một lần.
Sát trùng vết thương: Sau khi rửa vết thương, cần sát trùng lại vết thương bằng các dung dịch sát trùng như betadin, ô xy già, thuốc tím loãng…
Lấy dị vật ra khỏi vết thương: Lấy dị vật và băng vết thương: nên lấy dị vật ra một cách nhẹ nhàng, nếu nhiều di vật trong vết thương, dị vật quá sâu và khó lấy nên tới cơ sở y tế để tránh làm tổn thương thêm các tổ chức khác đặc biệt là mạch máu và dây thần kinh. Băng vết thương lại sau khi đã được sơ cứu để bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng, ngăn thấm nước đồng thời giảm sự tác động của ngoại lực lên vết thương.
Băng vết thương: Sau khi sát trùng vết thương và xung quanh vết thương, nên dùng gạc vô trùng đặt lên vết thương và băng lại. Các vết thương rách da dài hoặc vết thương rộng, sâu thì sau khi xử lý ban đầu nên được chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa để xử lý như khâu vết thương, giúp vết thương chóng liền, cầm máu và tránh sẹo xấu về sau.
Sau khi vết thương được xử lý nên kiêng không cho vết thương nhiễm nước trong 5-7 ngày, nên kiêng một số thực phẩm có thể để lại sẹo như rau muống, trứng gà, đồ nếp… vết thương nên được thay băng và chăm sóc tránh nhiễm trùng.
2. Cách băng bó vết thương phần mềm
Các tiêu chuẩn của băng vết thương: khi băng vết thương cần lưu ý một số tiêu chuẩn như:Băng vết thương sớm: tốt nhất là băng vết thương ngay sau khi bị thương.
Băng vết thương đủ chặt: nếu băng lỏng sẽ không cầm máu được vết thương, gây xộc xệch, băng quá chặt gây cản trở quá trình lưu thông máu.
Băng kín vết thương: Băng kín giúp bảo vệ vết thương khỏi những tác động bên ngoài cũng như có tác dụng bảo vệ vết thương.
Nhớ thay băng hằng ngày hoặc khi băng bị ướt.
Nếu vết thương nhỏ, hoặc sau khi miệng vết thương đã khép, thì không cần phải băng bó nữa, vì vết thương hầm bí, ẩm ướt hoặc bẩn sẽ lâu lành. Nên sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo giúp tạo màng bảo vệ ngăn nhiễm khuẩn và ngăn thấm nước vừa đảm bảo sự thông thoáng cần thiết để vết thương nhanh lành hơn.
3. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử trí vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn vết mụn, để vết mụn nhanh lành gấp 3-5 lần bình thường và không dẫn đến những hậu quả nặng nề .
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các loại tổn thương da, bỏng, mụn nhọt vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)