Loét tỳ đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị, thời gian chăm sóc ở những bệnh nhân nằm lâu, liệt, ít vận động. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao. Các vết loét ở cấp độ 3 trở đi, khi đã xuất hiện các tổ chức bị hoại tử thì lựa chọn điều trị tốt để giữ lại tính mạng cho bệnh nhân là can thiệp ngoại khoa.
Can thiệp y khoa vào tổ chức hoại tử
Nội dung bài viết
1. Nguyên tắc chung
Phải kết hợp điều trị toàn thân với điều trị tại chỗ; giải quyết tốt các rối loạn về dinh dưỡng, điện giải, các ổ nhiễm trùng, các nguồn lây nhiễm do can thiệp ngoại khoa…
Chăm sóc tại chỗ, loại bỏ các tổ chức hoại tử, tổ chức mủ, tổ chức nhiễm trùng khó xử lý.
Điều trị ngoại khoa phải theo nguyên tắc loại bỏ tổ chức hoại tử, cắt xương và đóng kín vết loét. Sau đó bảo vệ vùng tổ chức bị bộc lộ sau phẩu thuật, tránh sự nhiễm trùng và hoại tử trở lại.
Bước 1.Cắt lọc tổ chức
Đây là bước chuẩn bị cho việc che phủ vùng loét tiếp theo. Các tổ chức da và cơ có dấu hiệu hoại tử và nhiễm trùng nặng sẽ phải được cắt bỏ đi.
Cần xác định giới hạn của khoang tổn thương để loại bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử đến tận ranh giới tổ chức lành.
Bước 2. Cắt bỏ phần xương nhô
Trong trường hợp loét sâu và gây viêm xương, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ phần xương nhô ra. Tuy nhiên,cần cân nhắc trong những trường hợp cắt xương có thể ảnh hưởng đến vận động.
Bước 3. Che phủ vùng loét
Phương pháp che phủ phải phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Các biện pháp xử dụng phải được cân nhắc dựa trên vị trí, độ sâu và tình trạng hiện thời của vùng tổn thương sau phẫu thuật. Điều nay sẽ làm cho khả năng hồi phục sau can thiệp sẽ hiệu quả hơn.
Khâu trực tiếp không phải là giải pháp tốt vì dễ để lại khoảng chết phía dưới, một nguy cơ tái phát cao.
Che phủ bằng bông băng gạc thông thường sẽ làm cho vết loét bị bí, vết thương không được thông thoáng, cộng thêm việc thay băng thường xuyên sẽ khiến cho vết loét dễ bị nhiễm trùng trở lại. Khi đó, các bước điều trị tiếp theo là vô cùng khó khăn.
Ghép da chỉ được áp dụng trong 30% trường hợp và tổn thương khu trú, nông.
Các phương pháp chính vẫn là sử dụng các vạt da cân, vạt da cơ để che phủ các ổ loét rộng, ưu điểm của các vạt da cơ là cung cấp lượng lớn tổ chức có nguồn cấp máu nuôi tốt, tính chất tổ chức ổn định, giảm đến mức tối thiểu các biến đổi chức năng ở vùng kế cận.
2. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Màng sinh học Polyesteramide có trong Nacurgo là một trong những thành tựu của y học thế giới trong xử lí vết thương, vết loét được tin dùng tại các nước tiên tiến. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide được y học ứng dụng trong phục hồi vết loét chính nhờ khả năng thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn, giúp vết loét đặc biệt nhanh lành.
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da do nằm liệt TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về vết loét da do nằm liệt và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).