Chăm sóc bé bị bỏng nước sôi là chăm sóc những tổn thương trên da hoặc các mô khác của cơ thể bị tổn thương do nhiệt của nước sôi gây ra. Quá trình chăm sóc trẻ bị bỏng nước sôi đòi hỏi cha mẹ cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định giúp vết bỏng nhanh lành và tránh nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo xấu trên cơ thể trẻ.
Nhiều trường hợp bỏng nhẹ nhưng do xử trí ban đầu, chăm sóc trẻ bị bỏng nước sôi tại nhà không đúng làm vết bỏng sâu hơn, trở thành nặng hơn, biến chứng nhiễm trùng nặng và đôi khi đe dọa đến tính mạng.
Nội dung bài viết
Cách sơ cứu khi bé bị bỏng nước sôi
Sơ cứu bỏng đúng cách tránh biến chứng và giúp giảm nhiễm trùng, di chứng sẹo ở trẻ sau này. Các bước sơ cứ khi bé bị bỏng nước sôi như sau:
Sơ cứu khi bé bị bỏng nước sôi
- Ngay lập tức làm mát vùng da bị bỏng để hạn chế tổn thương bỏng bằng cách đặt trực tiếp phần bị bỏng dưới vòi nước hoặc dội nhiều nước sạch lên vết bỏng trong 15-20 phút.
- Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt.
- Trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau (paracetamol) nếu cần. Bôi lên vết bỏng một lớp kem bỏng giúp làm dịu vết bỏng
- Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng. Một nhược điểm của băng gạc thông thường là cho phép tổ chức hạt mới hình thành tại vết thương mọc xuyên qua khe hở của gạc, gây bám dính. Vì vậy, việc thay băng nhiều khi trở nên khó khăn và rất đau đớn đối với trẻ. Cố gắng tháo bỏ băng gạc có thể gây tổn thương da, khiến vết thương lâu lành. Tốt nhất là nên sử dụng băng gạc chống dính hoặc băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học bao phủ vết bỏng khỏi nhiễm khuẩn nhưng vẫn thông thoáng và kích thích tổn thương mau lành.
- Đưa trẻ tới bệnh viện nếu trong quá trình chăm sóc bé bị bỏng nước sôi phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng như da bị đỏ lên hoặc mất màu ở vùng da bình thường quanh vết bỏng, vết bỏng có mùi hôi và trẻ đau hơn, bên cạnh đó vết bỏng có hiện tượng sưng hoặc trẻ bị sốt.
Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện ngay
- Một cánh tay hoặc cả đùi bị bỏng.
- Bỏng các phần quan trọng như phần đầu, phần khớp, phần xương chậu.
- Bỏng sâu vào trong da.
- Trẻ bị hôn mê, thở gấp.
Khi tình hình nguy cấp nên dùng khăn bông ướt hoặc gạc đã qua khử trùng lau thân thể của trẻ sạch sẽ và lập tức đưa đến viện.
Một số lưu ý khi chăm sóc em bé bị bỏng nước sôi
Không chọc bọng nước của vết bỏng
- Không nên bôi nước mắm, kem đánh răng, mỡ, bùn non, thuốc không rõ thành phần cũng như nguồn gốc lên vết bỏng
- Không nên chọc vỡ bóng nước vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng. Giữ bọng nước càng lâu càng tốt, ngay khi bọng nước vỡ thì rửa với nước muối sinh lý rồi thấm khô và xịt Băng vết thương dạng xịt Nacurgo lên bao phủ bảo vệ vết bỏng, kích thích tái tạo mô mới và hạn chế sẹo.
- Khi phần vết bỏng lành vẫn phải tránh tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian 3-6 tháng da mới có thể hồi phục hoàn toàn.
Cách phòng tránh trẻ em bị bỏng nước sôi
- Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, đặt bếp lò ở chỗ cao ngoài tầm tay với đến của trẻ, có vách ngăn không cho trẻ tới gần.
- Không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn.
Không để dụng cụ đựng nước nóng, đồ vật nóng trong tầm tay với đến của trẻ hoặc trên đường đi lại của trẻ. - bưng bê xoong, nồi, chảo, ấm nước vừa mới sôi, tránh xa trẻ để không bị va đụng.
- Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh.
- Phải sử dụng phích nước sôi an toàn, vỏ phích đựng nước sôi được làm bằng nhựa, có nắp xoáy, để trong hộp gỗ.
- Đối với trẻ lớn hàng ngày phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn, cần phải hướng dẫn trẻ thao tác nấu ăn an toàn.
Khi chăm sóc vết bỏng cho trẻ, vấn đề bố mẹ quan tâm nhất chính là nguy cơ nhiễm trùng, co rút da hay để lại sẹo xấu trên vết bỏng của trẻ. Băng vết thương dạng xịt Nacurgo với thành phần màng sinh học Polyesteramide là một thành tựu của y học chăm sóc vết bỏng cho bé hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử trí vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, bỏng, mụn nhọt.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn vết mụn, để vết mụn nhanh lành gấp 3-5 lần bình thường và không dẫn đến những hậu quả nặng nề .
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các loại tổn thương da, bỏng, mụn nhọt vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng nhanh lành với Nacurgo
Lưu ý: Chỉ áp dụng cho vết bỏng đã vỡ bọng nước
Bước 1: Sử dụng Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai rửa Nacurgo xanh) giúp rửa sạch và làm dịu mát vết bỏng. Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
Bước 2: Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai xịt Nacurgo vàng). Bạn chỉ cần xịt Nacurgo bao phủ toàn bộ bề mặt vết bỏng, sau 1-2 phút dung dịch khô đi tạo thành lớp màng bảo vệ vết bỏng khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, kích thích tái tạo mao mạch và tế bào da mới giúp vết bỏng nhanh lành. Màng sinh học tự phân hủy nên cần xịt lại 4-5 giờ/ lần.