Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, tác động không nhỏ đến sức khỏe người dân và kinh tế xã hội. Tuy là một căn bệnh nguy hiểm nhưng tiểu đường có thể phòng tránh và kiểm soát được dựa vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là lời khuyên của một số chuyên gia về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết mà không cần sử dụng một biện pháp y tế nào can thiệp. Không cần ăn uống thiếu thốn hay kiêng kị để kiểm soát đường huyết. Việc ăn uống đúng cách là quan trọng nhất, bạn không phải từ bỏ đồ ngọt hoàn toàn khiến cuộc sống của bạn trở lên nhạt nhẽo. Với những lời khuyên dưới đây bạn có thể thưởng thức cuộc sống mà vẫn đảm bảo được sức khỏe.
Hãy có chế độ ăn khoa học kiểm soát đường huyết
Carbohydrates có ảnh hưởng đường huyết trong thời gian ngắn nhiều hơn so với protein và chất béo, tuy là vậy nhưng bạn không phải né tránh chúng. Bạn chỉ cần hiểu rõ và có chết độ ăn Carbohydrates phù hợp thì việc ảnh hưởng tới đường huyết của nó là không đáng kể.
Tuy nhiên bạn vẫn nên hạn chế ăn các thực phẩm như bánh mì trắng, mì gạo, và, cũng như nước có ga, kẹo và đồ ăn nhanh. Tập trung vào các thực phẩm cung cấp đường có nhiều chất xơ được gọi là đường phóng thích chậm hay các thức ăn có chỉ số đường huyết không cao. Nó cũng cung cấp năng lượng lâu dài và giúp bạn no lâu hơn.
Như thế nào là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:
Những loại thực phẩm làm tăng đường máu chậm hay những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là gì?
Chỉ số đường huyết của thực phẩm: đánh giá thời gian chuyển hóa thành đường sau khi tiêu hóa thực phẩm.Nó phán ảnh sự ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm?. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ gây tăng đột biến lượng đường trong máu nhanh, trong khi các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thì đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh đái tháo đường.
Trái cây có chỉ số đường huyết thấp
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: gạo trắng, bánh mỳ trắng, các thức ăn chế biến sẵn, bánh kẹo, đồ uống soda. Các bác sĩ khuyên rằng nên tránh các loại thực phẩm này vì nó dễ dàng chuyển hóa thành đường làm tăng đường huyết của bệnh nhân.
Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: bánh mỳ đen, các loại rau, hoa quả, trái cây khô, nước ép trái cây (không nên sử dụng nước ép trái cây được chế biến sẵn).
Sau đây là 8 nguyên tắc ăn uống trong bệnh đái tháo đường:
1. Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.
2. Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: cũng không cần quá kiêng khem với ngũ cốc như gạo trắng, lúa mì. Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
3. Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng để món ăn phụ nhỏ.
4. Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
5. Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
6. Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.
7. Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.
8. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.