Sẹo mổ đẻ là một nỗi lo lớn với các sản phụ hiện đại vì hiện nay tỷ lệ đẻ mổ đã và đang không ngừng gia tăng, bên cạnh lý do cơ địa của sản phụ thì rất nhiều mẹ bầu hiện đại mong muốn sinh mổ để chọn ngày sinh con vừa ý, tránh cơn đau đẻ kéo dài và ảnh hưởng vùng kín sau sinh. Tuy nhiên rất nhiều chị em đã phải sống cùng vết sẹo lồi sau sinh mổ trong cả cuộc đời… Vậy làm thế nào để giúp vết khâu sau sinh mổ nhanh lành, không nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo lồi trên da?
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân xuất hiện sẹo lồi sau sinh mổ
Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn tái phát, kéo dài, vết thương nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường. Việc nhiễm khuẩn xảy ra có thể do chăm sóc vết khâu mổ sau sinh không đúng cách.
Các dị vật rơi vào vết thương
Bụi, sợi và nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi có thể gây ra phản ứng trên những mô da còn sót lại, dẫn đến sẹo.
Da bị căng
Những bộ phận da hay bị căng, chùng bất thường như cằm, cơ delta, lưng, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân, mu bàn chân, …thường vết thương sẽ bị ảnh hưởng dễ dẫn đến sẹo lồi. Do đó để đảm bảo thẩm mỹ, sinh mổ rạch ngang bụng sẽ tốt hơn rạch dọc bụng, vết mổ nhỏ hơn, sẹo cũng bé hơn.
Sắc tố da
Các tế bào sắc tố cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc bị sẹo lồi. Tỷ lệ người da đen mắc sẹo lồi cao gấp 9 lần người da trắng.
Tuổi tác
Những người trẻ, đặc biệt là từ 10-20 có tỷ lệ mắc sẹo lồi cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi dậy thì, các cơ quan phát triển mạnh mẽ, phản ứng sau chấn thương cũng mạnh mẽ hơn. Có thể nói quá trình liền da của người lớn tuổi tuy mất thời gian lâu hơn nhưng người trẻ da lại có khuynh hướng lành “quá mức”, vết sẹo cao, dày hơn.
Không kiêng cữ sau sinh
Việc không kiêng cữ sau sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân hình thành sẹo lồi ở sản phụ. Một số thực phẩm kích thích sự tái tạo mô mới quá mức làm hình thành sẹo lồi như: thịt bò, rau muống, đồ nếp, hải sản…
2. Làm sao để tránh sẹo lồi sau sinh mổ
Vệ sinh vết mổ
Việc thay băng và vệ sinh vết mổ ít nhất 2 lần/ngày với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Povidon sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng và đây cũng là cách hạn chế sẹo lồi sau sinh đầu tiên.
Trang phục
Sau sinh sản phụ nên tránh mặc những bộ quần áo chật, bó sát để tránh cọ vào vết mổ, tránh làm căng da, rách vết mổ. Cùng với đó, khi lên da non không nên gãi gây tổn thương cho vùng da mới. Khi vết mổ đang trong quá trình lành cần tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để hạn chế sẹo sậm màu.
Dinh dưỡng
Sản phụ cần tuyệt đối không ăn các gia vị cay, nóng như tỏi, hành tây, ớt… và uống các loại nước có ga, cồn để tránh cho vết mổ mưng mủ, sưng to lên và nó cũng chính là nguyên nhân kéo dài quá trình lành da.
Không nên ăn nhiều trứng vì trứng có nhiều chất gây loang da, sẽ hình thành sẹo khác màu. Nhưng sản phụ không cần kiêng tới mức không được ăn trứng vì đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lành tính cho mẹ mới sinh con, sản phụ chỉ cần đảm bảo là không ăn quá nhiều.
Ăn nhiều rau muống sẽ làm tăng quá trình hình thành tế bào gây sẹo lồi ở vết mổ. Vì vậy, thay vì ăn rau muống sản phụ có thể thay bằng các loại rau khác như rau ngót, rau diếp, các loại củ quả có tính mát khác…
Để tránh sẹo lồi sau sinh mổ, sản phụ nên hạn chế ăn hải sản vì hải sản dễ khiến sản phụ bị dị ứng. Có thể trước đó sản phụ không bị dị ứng vì tất kì loại cá tôm nào nhưng sau khi mổ đẻ, cơ thể yếu, sức đề kháng thấp và lúc này hải sản sẽ gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài ra nếu không muốn xuất hiện sẹo lồi, sản phụ cũng nên kiêng thịt gà và đồ nếp vì nó làm vết thương mau liền, đồ nếp dễ gây bưng mủ, sưng tấy tại vết thương. Đồ nếp có tính nóng tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Tăng cường ăn các loại đồ mát, hoa quả và rau xanh để tốt cho sức khỏe và làn da…
Trên đây là một số hiểu biết thông thường để chăm sóc vết mổ đẻ tránh sẹo lồi. Y học hiện đại đã phát minh ra màng sinh học Polyesteramide, được ví như màng da nhân tạo giúp bảo vệ và làm lành các tổn thương trên da, đặc biệt hiệu quả với vết khâu mổ, giúp vết khâu mổ không nhiễm trùng, nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Màng sinh học được dùng phổ biến trong y tế tại các nước phát triển nhờ công dụng ưu việt. Năm 2014, màng sinh học Polyesteramide đã được đưa về Việt Nam trong sản phẩm Băng vết thương dạng xịt Nacurgo, là giải pháp hoàn thiện để chăm sóc vết mổ đẻ cho sản phụ:
3. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử trí vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn vết mụn, để vết mụn nhanh lành gấp 3-5 lần bình thường và không dẫn đến những hậu quả nặng nề .
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các loại tổn thương da, bỏng, mụn nhọt vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)