Để hiểu được các nguyên tắc chăm sóc vết thương, chúng ta cần nắm được những kiến thức cơ bản về cấu trúc của da, phân loại vết thương mắc phải, quá trình lành vết thương và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
1. Cấu trúc của da
Da là cơ quan lớn nhất có cấu tạo linh hoạt bao phủ toàn bộ bề mặt để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường bên ngoài như: nhiệt, cơ và các tác nhân hóa học. Đồng thời, da còn đóng vai trò quan trọng với nhiều chức năng khác : trao đổi chất, miễn dịch, dẫn truyền cảm giác và điều hòa thân nhiệt.
Da có cấu tạo 3 lớp chính:
- Lớp thượng bì: là lớp ngoài cùng của da, là lớp bảo vệ đầu tiên của cơ thể, tác dụng chống thấm nước.
- Lớp trung bì: Cấu trúc chính của da, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh.
- Lớp hạ bì: Là lớp tế bào sống và chứa nhiều mạch máu, hỗ trợ cho việc liên kết với mô, đồng thời có các thớ cơ dày khiến da chắc và dẻo dai.
2. Vết thương và quá trình lành thương
Thương tổn trên da là sự không toàn vẹn và cản trở tính liên tục của da. Nguyên nhân là do các tác động bên ngoài hay do quá trình bệnh lí mãn tính.
Khi bị tổn thương, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cơ chế hàn lành những vết thương này. Quá trình cơ thể làm lành vết thương bao gồm một chuỗi các sự kiện phức tạp, bắt đầu với giai đoạn chảy máu, giai đoạn viêm, tiếp sau là giai đoạn tăng sinh với việc các sợi collagen (sợi protein tạo nên tính dẻo dai của da) bắt đầu tăng trưởng bên trong vết thương. Sự tăng trưởng của collagen thúc đẩy các mép vết thương khép lại. Các mao mạch mới được hình thành để phục vụ quá trình tăng sinh mô mới. Giai đoạn sau cùng là giai đoạn lành (tạo sẹo). Cơ thể tạo thêm nhiều collagen để gia cố và tái cấu trúc lại vết thương.
Có nhiều loại vết thương ngoài da khác nhau và cách xử lý rất khác nhau tùy vào nguyên nhân, độ sâu và cơ chế của thương tổn da.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và nguyên tắc chăm sóc vết thương
Nhiều yếu tố có thể làm tăng hay trì hoãn quá trình lành vết thương:
– Sự tuần hoàn sự oxy hóa (thông thoáng) của các mô có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình lành vết thương. Quá trình lành vết thương xảy ra bất cứ khi nào lưu lượng máu tại chỗ được lưu thông, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì đè hay những vết thương được băng bó quá chặt thì khó lành. Vì vậy giúp vết thương thông thoáng là nguyên tắc số 1 trong chăm sóc vết thương.
– Nhiễm khuẩn: Vết thương ngoài da chính là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Khi hiện diện đủ số lượng mầm bệnh sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, khi đó quá trình lành vết thương bị trì hoãn. Do đó, ngăn ngừa nhiễm khuẩn là nguyên tắc số 2 trong chăm sóc vết thương.
– Môi trường: Nhiều nhân tố ở môi trường xung quanh vết thương có ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Ví dụ như pH nên vào khoảng 7-7,6. Môi trường ẩm ướt là rất cần thiết cho hoạt động của các tế bào (tiểu cầu, bạch cầu, nguyên bào sợi, tế bào biểu mô) trong quá trình làm lành vết thương. Vì thế, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình lành thương là nguyên tắc số 3 trong chăm sóc vết thương.
– Ngoài ra rất nhiều yếu tố cá nhân khác như độ tuổi, mức độ và vị trí của vết thương, các bệnh lý mãn tính của người bệnh (ví dụ tiểu đường), béo phì, hút thuốc, stress tâm lý, miễn dịch tế bào, các thuốc dùng kèm …cũng ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Như vậy tùy loại vết thương và tình trạng của vết thương cũng như tình trạng của người bệnh mà có cách sơ cứu và chăm sóc vết thương phù hợp.
Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (trong giờ hành chính) hoặc 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính).
Bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ĐỊA ĐIỂM NHÀ THUỐC bán Nacurgo thuận tiện nhất TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!