Khi chăm sóc vết thương hở cần chú ý tới các biến chứng xấu của vết thương như vết thương hở bị mưng mủ, sưng, chảy dịch. Những dấu hiệu này cho thấy vết thương đang có nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.
Nội dung bài viết
1. Diễn biến bình thường của vết thương
Thông thường, khi xuất hiện vết thương, cơ thể sẽ có cơ chế tự làm lành. Quá trình cơ thể làm lành vết thương gồm một trình tự phức tạp của các sự kiện, bắt đầu với giai đoạn viêm, tiếp sau là giai đoạn tăng sinh với việc các sợi collagen (sợi protein tạo nên tính dẻo dai của da) bắt đầu tăng trưởng bên trong vết thương. Sự tăng trưởng của collagen thúc đẩy các mép vết thương khép lại. Các mao mạch mới được hình thành để phục vụ quá trình tăng sinh mô mới. Giai đoạn sau cùng là giai đoạn lành (tạo sẹo). Cơ thể tạo thêm nhiều collagen để gia cố và tái cấu trúc lại vết thương.
2. Vết thương hở bị sưng và mưng mủ: dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
Vết thương hở bị mưng mủ và sưng là hai dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng:
– Vết thương hở bị sưng: dấu hiệu này thường xuất hiện ở thời gian đầu khi mới bị thương. Tuy nhiên khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng thường bị sưng 4- 6 ngày sau đó.
– Vết thương hở bị mưng mủ: đây là dấu hiệu rõ nhất của vết thương bị nhiễm trùng, vết thương bị chảy mủ dạng dịch màu, có mùi hôi và xuất hiện sau khi bị thương 3-4 ngày.
Ngoài ra, những dấu hiệu sau cho thấy vết thương đang bị nhiễm trùng:
– Vết thương có hiện tượng đau tăng dần: vết thương nhiễm trùng thường có dấu hiệu đau tăng dần thay vì giảm cơn đau.
– Bệnh nhân có dấu hiệu sốt: tuỳ vào vết thương nặng hay nhẹ mà cơn sốt cao hay không. Nếu là vết thương nặng thường làm bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao toàn thân, sốt về chiều và đi kèm mệt mỏi.
3. Cách chăm sóc vết thương hở bị sưng và mưng mủ
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, tránh các loại thức ăn mặn quá, một số loại thức ăn theo quan niệm dân gian không có lợi cho vết thương như: xôi, thịt gà, thịt chó, hải sản, rau muống…
Sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo trong chăm sóc vết thương để giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo xấu.
4. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử lý vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn các tổn thương ngoài da, giúp các tổn thương da nhanh lành và không để lại các di chứng về sau.
5. Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở nhanh lành với Nacurgo
Lưu ý: Đảm bảo vết thương được cầm máu trước tiên
Bước 1: Sử dụng Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai rửa Nacurgo xanh) giúp rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn, tế bào chết trên vết thương.
Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
Bước 2: Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai xịt Nacurgo vàng). Bạn chỉ cần xịt Nacurgo bao phủ toàn bộ bề mặt vết thương, sau 1-2 phút dung dịch khô đi tạo thành lớp màng bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, kích thích tái tạo mao mạch và tế bào da mới giúp vết thương nhanh lành. Màng sinh học tự phân hủy nên cần xịt lại 4-5 giờ/ lần.