Vết loét da thường xảy ra với những người già ít vận động, người bị tai biến, liệt, ngồi xe lăn, người sống thực vật… Những vết loét này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cũng cần được chăm sóc đúng cách để tránh gây ra tình trạng đau đớn và hậu quả nặng nề không đáng có.
Nội dung bài viết
Bác Huynh, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não từ năm 2012 đến nay. Dù bác gái luôn quan tâm chăm sóc hàng ngày, xoa bóp và giúp bác Huynh xoay trở, nhưng những vết loét do nằm lâu một chỗ dường như không thể tránh khỏi. Cả gia đình bác Huynh vô cùng lo lắng khi vết loét không khỏi mà ngày càng lan rộng nặng thêm. Dù đã thử dùng nhiều loại thuốc tây, thuốc lá nhưng đều không có kết quả.
Tình trạng bị loét da do nằm lâu một chỗ như bác Huynh không phải là hiếm gặp, và điều trị các vết loét do tỳ đè là vô cùng khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn là thách thức với y học thế giới. Trước khi tìm hiểu công nghệ mới làm lành vết loét, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân xảy ra loét tỳ đè để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Những người bị tai biến, liệt, nằm hoặc ngồi lâu một chỗ thường bị những vết loét trên da
1. Vì sao người tai biến nằm lâu, liệt, ít vận động lại bị loét da?
- Loét do tì đè gây ra bởi sự nén ép mạch máu lên một phần cụ thể của cơ thể trong thời gian liên tục và kéo dài, thường là lên các vùng xương lồi. Vết loét được tạo thành khi xảy ra tình trạng hoại tử thiếu máu (thiếu nguồn cung cấp máu) cho da hay cho mô dưới da. Chính vì thế, những người già ít vận động, người bị liệt, ngồi xe lăn, người sống thực vật… thường bị loét do ngồi, nằm lâu ở một vị trí.
Các vị trí loét thường gặp
- 80% các vết loét xảy ra xương cùng hay gót chân.
2. Cách chăm sóc và điều trị vết loét do tì đè.
Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần. Nếu tình trạng vết loét của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm nhất có thể. Bất kì biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.
Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch. Nếu vết loét bị nhiễm khuẩn, thì nên sử dụng loại kháng sinh thích hợp. Sử dụng lực tác động tối thiểu khi rửa hay làm sạch vết loét.
Không nên sử dụng thường xuyên chất sát trùng mạnh nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng). Tốt nhất chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết loét, thấm khô và xịt Băng vết thương dạng xịt Nacurgo để tạo màng sinh học Polyesteramide bảo phủ bảo vệ vết loét.
Băng dán vết thương nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và nên sử dụng loại băng chống dính để hạn chế gây tổn thương vết loét khi thay tháo băng. Màng sinh học Polyesteramide có thể tự phân hủy là giải pháp thay thế hoàn hảo cho băng gạc thông thường vì bệnh nhân chỉ cần xịt lớp màng mới sau 4-6 tiếng đè lên lớp màng cũ mà không gây ảnh hưởng đến vết loét, không cần thay tháo băng.
Quan sát và đánh giá thường xuyên vết thương sẽ kiểm soát được quá trình tiến triển trong điều trị và thay đổi mục đích điều trị khi cần thiết.
3. Phòng tránh vết loét da
Các biện pháp chăm sóc da phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa hình thành vết loét, bao gồm kiểm tra và làm sạch da thường xuyên.
Vùng da trên các xương lồi cần được chăm sóc nhẹ nhàng và dưỡng ẩm nếu vùng da đó bị khô. Và điều quan trọng là tránh gây áp lực lên các khu vực dễ bị tổn thương viêm loét do tì đè. Phải đảm bảo rằng bệnh nhân không nằm ở một vị trí cố định dài hạn hơn 2 giờ liên tục để phòng tránh vết loét.
Trong trường hợp vết loét chớm hình thành, nên dùng ngay sản phẩm Nacurgo để vết loét nhanh chóng liền miệng, không lan rộng và sâu hơn hay dẫn đến tình trạng hoại tử vết loét.
4. Công nghệ màng sinh học Polyesteramide – Thành tựu y học làm lành vết loét
Màng sinh học Polyesteramide có trong Nacurgo là một trong những thành tựu của y học thế giới trong xử lí vết thương, vết loét được tin dùng tại các nước tiên tiến. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide được y học ứng dụng trong phục hồi vết loét chính nhờ khả năng thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn, giúp vết loét đặc biệt nhanh lành.
Nacurgo là thành tựu mới của y học thế giới trong việc chăm sóc vết thương
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis là giải pháp toàn diện giúp sát khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng Nacurgo cho bệnh nhân loét da do nằm liệt TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về vết loét da do nằm liệt và sản phẩm Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước trong giờ hành chính).