Khi bị thương, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dùng một số loại thuốc bôi vết thương, để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, không phải vết thương nào cũng cần dùng đến thuốc. Vì cơ thể con người có bản năng tự bảo vệ, những vết thương nhẹ sẽ tự khỏi.Thuốc bôi vết thương thông thường là các loại thuốc bôi trị vết thương hở và được chia làm 2 loại tác dụng: thuốc bôi vết thương có tác dụng sát trùng và thuốc bôi vết thương có chứa kháng sinh.
Nội dung bài viết
Thuốc bôi vết thương có tác dụng sát trùng
Thuốc sát trùng vết thương là sản phẩm thông thường và thường có sẵn trong các gia đình. Tuy nhiên chưa hẳn mọi người đã biết sử dụng chúng và đã có nhiều trường hợp sử dụng thuốc sát trùng không đúng làm vết thương nặng hơn. Sau đây tôi xin giới thiệu một số loại thuốc sát trùng thông thường:
1. Oxi già
Thuật ngữ này có thể nói rất quen thuộc với thế hệ 8X đổ lại, và loại thuốc này thường có trong nhà dùng để khử trùng vết thương. Oxi già là dung dịch màu trong suốt, có tác dụng oxi hóa khá mạnh. Khi sử dụng loại thuốc này sát trùng vết thương, cần chú ý đến hàm lượng của nó. Thông thường nên sử dụng dung dịch oxi già 3%, nếu hàm lượng lớn hơn dễ gây bỏng.
Oxi già thông thường để sát khuẩn vết thương mới, có mủ và vết thương có hiện tượng nhiễm trùng, đặc biệt vết thương có dị vật. Không sử dụng dung dịch oxi già cho vết thương đang lành vì nó có thể làm tổn thương mô mới. Khi sử dụng oxi già có hiện tượng sủi bọt, làm sạch mô chết và loại trừ mủ, đẩy dị vật ra ngoài. Nếu uống nhầm oxi già sẽ gây hoại tử ruột, viêm thực quản… vì vậy nên tránh xa tầm tay trẻ em.
2. Cồn
Cồn 70 độ (cồn có nồng độ cao hơn ko có khả năng sát trùng) dùng để diệt khuẩn các dụng cụ chăm sóc vết thương, sát trùng trước khi tiêm và sát trùng vết thương trước khi băng bó.
3. Cồn Iốt
Cồn Iốt là dung dịch có khả năng sát khuẩn mạnh nhờ khả năng sát khuẩn của iot (cồn chỉ có tác dụng hòa tan iot). Dung dịch này không những có khả năng sát trùng nó còn có khả năng phá hủy chất hữu cơ (da), gây nhiễm độc iot nếu dùng lâu và với trẻ em, vì vậy không nên dùng còn iot với những vết thương sâu, vùng da nhạy cảm, với trẻ nhỏ.
4. Thuốc đỏ
Thuốc đỏ có khả năng làm khô, chống lở loét vết thương. Tuy nhiên dung dịch này không tốt vì nó có chứa thủy ngân. Vậy nên dung dịch này chỉ nên dùng với vết thương nhỏ, không gần mạch máu vì thủy ngân nếu ngấm vào máu có thể gây chết người.
5. Thuốc tím
Thuốc tím được pha loãng trước khi bôi lên vết thương, dung dịch này dùng để thấm dịch và tiêu diệt một số vi khuẩn, sát trùng vết thương. Tuy nhiên một số vi khuẩn dung dịch này không tiêu diệt được.
Thuốc bôi vết thương có tác dụng như kháng sinh
Vết thương nhẹ có khả năng tự lành, tuy nhiên với vết thương nặng và có khả năng nhiễm khuẩn các bác sĩ khuyên nên dùng một số loại thuốc bôi có tác dụng như một loại kháng sinh tại chỗ như:
(1) Silvirin
Đây là thuốc dạng kem của phức hợp sulfadiazine bạc. Theo một số nghiên cứu thì nên bôi lên vết thương một lớp kem có chứa phân tử bạc để vết thương có khả năng kháng khuẩn tại chỗ. Các phân tử bạc có khả năng kết hợp với protein và phóng thích một lượng bạc phân tử thích hợp vừa đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là giảm quá trình tiêu hủy và bong tróc mô chết ở vết thương.
(2) Madecassol Care oint
Madecassol Care oint được biết đến như một loại thuốc bôi có tác dụng kháng khuẩn vết thương giúp vết thương nhanh lành và chống để lại sẹo.
Trên đây là một số thuốc sát trùng và kháng sinh cho vết thương thông dụng. Theo các chuyên gia tại Nacurgo, không nên dùng quá nhiều dụng dịch sát khuẩn vết thương mạnh vì nó có khả năng làm kéo dài thời gian điều trị vết thương do nó có khả năng làm hỏng mô mới hình thành. Cách rửa và sát trùng vết thương tốt nhất chính là dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0.9%, vừa có tác dụng sát khuẩn và làm sạch vết thương, vừa tránh tổn thương mô lành và không độc hại. Dùng kháng sinh làm thuốc bôi vết thương cũng nên hạn chế vì nó làm cho vi khuẩn có hiện tượng miễn nhiễm với kháng sinh.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, hiện nay Băng vết thương dạng xịt Nacurgo chứa màng sinh học Polyesteramide được xem là một giải pháp ưu việt không chỉ giúp bao phủ bảo vệ vết thương ngăn nhiễm khuẩn, mà còn giúp kích thích tái tạo mô hạt cho vết thương nhanh lành. Nacurgo được sử dụng ngay sau khi vệ sinh vết thương với nước muối sinh lý nhằm bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành thương.
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo – Thành tựu y học trong chăm sóc vết thương
Nacurgo là dung dịch xịt lên vết thương mà sau khi khô sẽ tạo lớp màng sinh học Polyesteramide bao phủ bảo vệ vết thương với những ưu điểm nổi bật:
Nacurgo lành nhanh vết thương gấp 3- 5 lần.
Dạng xịt tiện lợi, nhỏ gọn và sử dụng đơn giản: Chỉ cần ấn nhẹ van xịt và xịt dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết thương. Dung dịch Nacurgo sẽ nhanh chóng khô sau vài phút và tạo thành lớp màng sinh học bao phủ, bảo vệ vết thương
Vết thương ngoài da được tuần hoàn thông thoáng: Một trong yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương là sự tuần hoàn, thông thoáng. Quá trình lành vết thương xảy ra bất cứ khi nào lưu lượng máu tại chỗ được lưu thông, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì đè hay những vết thương được băng bó chặt thì khó lành. Nacurgo là băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học “siêu thoáng”, giúp vết thương được thở, lưu thông tốt và mau lành.
Được chứng minh giúp tổn thương da lành nhanh gấp 3-5 lần: Thành phần màng sinh học Polyesteramide trong Nacurgo là một thành tựu của y học hiện đại, được ví như một màng da nhân tạo giúp bảo vệ da,ngăn thấm nước, chống nhiễm khuẩn. Cơ chế làm lành thương tổn chính ở khả năng thúc đẩy hình thành mao mạch và tái tạo tế bào của màng sinh học. Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh (Camellia Sinensis) giúp làm dịu vết thương hở. Tinh nghệ siêu phân tử (Nano Curcumin) giúp nhanh chóng tái tạo tế bào da, ngăn ngừa hình thành sẹo và hạn chế thâm nám tại sẹo.
Không gây đau đớn khi thay băng: Một trong những vấn đề gây lo lắng sợ hãi cho người bị thương là mỗi lần thay băng. Với băng vết thương dạng xịt Nacurgo, lớp màng bao phủ vết thương sẽ tự phân hủy sinh học và bạn chỉ cần xịt lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng. Như vậy, người bị thương hoàn toàn không phải chịu đau đớn do tác động của việc bóc lớp băng gạc cũ và quấn lớp băng gạc mới.
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!