Đặc điểm của vết thương phần mềm là các thương tích gây rách da và gây thương tổn các phần mềm ở dưới da. Hay nói cách khác, khi nói đến vết thương phần mềm là nói đến các tổn thương của da, mô liên kết dưới da, gân và cơ. Do đặc điểm riêng, nên thương tích của của mạch máu, thần kinh, xương khớp không nằm trong các phạm vi vết thương phần mềm.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của tổ chức phần mềm dưới da
Phần mềm dưới da gồm lớp da và tổ chức dưới da, gân, cơ.
Lớp da: Khi vết thương mất da để lộ gân, màng xương, mạch máu… thì sẽ có nguy cơ gây nhiễm khuẩn hoặc hoại tử tổ chức vùng đó. Nếu mất da càng rộng thì nguy cơ mất nước điện giải và hoại tử càng nặng do thoát dịch và nhiễm trùng.
Tổn thương ngoài da
Lớp gân: Lớp gân bọc tường bó cơ thường mỏng. Lớp gân bọc chung gan bàn chân, lòng bàn tay vừa dày lại vừa chắc. Lớp gân là một trong những yếu tố làm cản trở sự thoát dịch của vết thương.
Lớp cơ: Trong cơ có nhiều mạch máu và các nhánh nối. Khi bị tổn thương động mạch chính máu vẫn có thể lưu thông xuống khu vực dưới nhờ hệ thống mạch máu và các nhánh nhỏ trong cơ. Cơ chứa nhiều Glucogen, khi bị dập nát, hoại tử sẽ trở thành môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi cơ bị đứt ngang sẽ co rút lại tạo nên một ổ thông thương với bên ngoài qua lỗ vết thương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương.
2. Nguyên nhân và phân loại vết thương phần mềm:
Tuỳ theo tác nhân gây chấn thương mà ta có thể phân chia các loại vết thương phần mềm như sau:
+ Các vết đâm chọc nhỏ: do các vật sắc nhọn gây ra, tổn thương giải phẫu bệnh không đáng kể, nguy cơ chính là nhiễm trùng.
+ Các vết cắt gọn: do vật sắc gây ra, ngoài nguy cơ nhiễm trùng thì tổn thương giải phẫu bệnh lý cũng đáng kể.
+ Các vết thương dập nát: Hội đủ mọi yếu tố trầm trọng của vết thương, đó là nhiễm trùng, tổn thương giải phẫu bệnh lý và phù nề. Phù nề làm nặng thêm vết thương về mọi mặt, trước hết là do thiếu oxy máu gây ra. Vết thương càng nặng thêm nếu có lóc da rộng kèm theo.
3. Nguy cơ do vết thương phần mềm gây nên là:
Chảy máu vết thương: vết thương dập nát nhiều thì máu chảy càng nhiều, có thể dẫn tới choáng. Máu chảy tạo ổ máu tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, máu tụ chèn ép mạch máu gây thiếu oxy máu. Cơ thể tự phản ứng lại với sự chảy máu bằng cách co mạch lại càng làm cho thiếu oxy máu tại vết thương và hậu quả của quá trình này giảm hoạt động của đại thực bào chống nhiễm trùng và làm vết thương khó liền.
Nhiễm trùng vết thương:
Sự nhiễm trùng tại vết thương phụ thuộc vào 2 điều kiện sau đây:
+ Tuỳ theo hoàn cảnh bị thương, số lượng và chủng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương mà có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:
Nhiễm trùng vết thương
+ Như vậy, sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh tại vết thương là một điều kiện cần thiết đã đủ gây nên triệu chứng của nhiễm trùng. Các mô mềm bị dập nát hoại tử, tụ máu vết thương nhiều ngóc ngách bị đóng kín (do gân khép kín, do khâu kín vết thương …) là các điều kiện tại vết thương giúp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây độc. Nạn nhân thiếu máu, suy dinh dưỡng, đang dùng thuốc giảm miễn dịch … là điều kiện toàn thân làm giảm sức chống đỡ nhiễm trùng.
Một khi đã hội tụ đủ các yếu tố nói trên cũng cần có một thời gian nhất định từ khi bị thương thì vi khuẩn mới có thể gây nhiễm trùng rõ rệt. Khoảng thời gian đó trung bình 6 – 8 giờ được gọi là thời gian nhiễm trùng tiềm tàng hay thời gian Friedrich. Đó là thời gian rất quý giá để tiến hành các biện pháp chống nhiễm trùng đạt hiệu quả tối ưu.
Đối với 2 điều kiện gây nhiễm trùng nói trên thì biện pháp loại bỏ các điều kiện tại chỗ của vết thương bằng cắt lọc lấy bỏ hết các mô dập nát hoạt tử và lấy hết máu tụ, phá hết ngóc ngách luôn là biện pháp cơ bản nhất. Hiện nay kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong chống nhiễm trùng, nhưng nó không thể thay thế cho việc cắt lọc vết thương. Đối với nhiễm trùng uốn ván ngoài việc cắt lọc đúng quy cách để hở vết thương, phải tiêm giảm độc tố uốn ván là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất.
4. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử trí vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, bỏng, mụn nhọt.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn vết mụn, để vết mụn nhanh lành gấp 3-5 lần bình thường và không dẫn đến những hậu quả nặng nề .
5. Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở nhanh lành với Nacurgo
Lưu ý: Đảm bảo vết thương được cầm máu trước tiên
Bước 1: Sử dụng Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai rửa Nacurgo xanh) giúp rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn, tế bào chết trên vết thương.
Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
Bước 2: Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai xịt Nacurgo vàng). Bạn chỉ cần xịt Nacurgo bao phủ toàn bộ bề mặt vết thương, sau 1-2 phút dung dịch khô đi tạo thành lớp màng bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, kích thích tái tạo mao mạch và tế bào da mới giúp vết thương nhanh lành. Màng sinh học tự phân hủy nên cần xịt lại 4-5 giờ/ lần.