1. Nguyên nhân khiến vết thương bị mưng mủ
Có rất nhiều lý do khiến vết thương bị mưng mủ. Trong đó, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
-
Vết thương bị nhiễm trùng
Đa phần, các vết thương mưng mủ đều là dấu hiệu của nhiễm trùng. Theo đó, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng nhiễm trùng này là do trong quá trình chăm sóc thiếu sạch sẽ, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây hại, cản trở quá trình phục hồi của vết thương. Ngoài ra, việc xử lý vết thương bằng các dụng cụ tiệt trùng kém, chỉ khâu và vải phẫu thuật không hợp vệ sinh cũng có thể gây ra hiện tượng vết thương mưng mủ và có mùi hôi rất khó chịu. Một trường hợp khá hy hữu nhưng cũng có thể xảy ra khiến vết thương bị nhiễm trùng chính là trong quá trình sơ cứu, đã để sót lại dị vật, khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ, không liền lại được. Phần lớn những vết thương mưng mủ do nhiễm trùng thường đi kèm các hiện tượng có mùi hôi khó chịu, cảm giác đau nhức sưng tấy và sốt nhẹ ở người bệnh.
-
Vết thương sưng tấy do dị ứng
Một nguyên nhân khác ít xảy ra cũng khiến vết thương bị mưng mủ là do cơ địa quá mẫn cảm của người bệnh. Thực tế, trong một số trường hợp nhạy cảm, cơ thể thường phản ứng mạnh mẽ với các loại chỉ khâu hay băng phẫu thuật dùng để nối liền vết thương, do đó cũng gây ra hiện tượng mưng mủ khó chịu.
-
Vết thương mưng mủ do hệ miễn dịch kém
Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân bị các bệnh mãn tính nghiêm trọng ở các cơ quan nội tạng như gan, phổi, tim, thận, tiểu đường hay nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch yếu ớt hơn người bình thường. Điều này cũng khiến cho vết thương của những bệnh nhân này dễ dàng bị mưng mủ, trong khi những người khỏe mạnh lại ít gặp phải hiện tượng trên.
2. Cách điều trị vết thương bị mưng mủ
Tùy theo từng trường hợp vết thương bị mưng mủ mà chúng ta có cách giải quyết khác nhau.
-
Với trường hợp vết thương bị mưng mủ do dị ứng hay hệ miễn dịch kém: Cách tốt nhất là bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được giúp đỡ. Không nên tự ý chữa trị tại nhà bởi chúng có thể càng khiến vết thương trầm trọng hơn.
-
Với trường hợp vết thương bị nhiễm trùng: Cần xem xét nguyên nhân sâu xa khiến chúng bị nhiễm trùng là do đâu. Nếu vết thương mưng mủ do còn sót dị vật, bạn nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời. Trong trường hợp vết thương bị nhiễm khuẩn, và không quá nguy hiểm. Bệnh nhân có thể tự chữa trị tại nhà theo các bước sau:
-
Cắt mở vết thương rồi rửa sạch chúng bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%). Cần cắt bỏ các mô chết và tế bào hoại tử (nếu có). Lưu ý, trước và sau khi rửa vết thương, cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng để tránh lây lan trên diện rộng.
-
Bôi thuốc mỡ có thành phần kháng sinh lên vết thương hoặc uống thuốc kháng sinh (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nếu lo lắng nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn toàn thân.
-
Nếu vết thương bị mưng mủ nhẹ, diện tích hẹp, có thể dùng băng dạng xịt Nacurgo để phun lên vết thương, tạo thành lớp màng sinh học tự nhiên, bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn gây bệnh, giúp vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa việc để lại sẹo và vết thâm. Nếu vết thương rộng, nên dùng gạc y tế băng lại cẩn thận.
Lưu ý, nên bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời cũng như giữ chúng luôn sạch sẽ và khô ráo. Cần thường xuyên theo dõi diễn tiến của vết thương. Nếu thấy vẫn đau nhức hoặc có triệu chứng gai sốt, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị bởi có thể vết thương đã bị nhiễm trùng nặng hơn bạn tưởng.
Vết thương bi mưng mủ nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm tới chúng để có cách xử lý hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu được những công việc cần làm khi vết thương của mình bị mưng mủ để có cách xử lý tốt nhất.
3. Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide thuộc nhóm Polymer là một trong những thành tựu của y học được áp dụng phổ biến trong trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ-xương-khớp…và đặc biệt là trong quá trình xử lý vết thương. Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, ngăn sự mất hơi nước trên da và đặc biệt có khả năng thúc đẩy việc hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn.
Nacurgo – Thành tựu y học trong làm lành tổn thương da, vết bỏng, mụn nhọt.
Tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin sinh khả dụng gấp 40 lần tinh nghệ thường có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do. Nano Curcumin còn giúp nhanh chóng phục hồi các thương tổn trên da, hạn chế sẹo và thâm nám tại sẹo.
Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn các tổn thương ngoài da, giúp các tổn thương da nhanh lành và không để lại các di chứng về sau.
Xem thêm:
Chăm sóc SẸO mới hình thành và làm mờ rõ rệt SẸO LÂU NGÀY cực hiệu quả tại nhà!